Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại việt nam (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TẠI VIỆT NAM

3.2.2 Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam

thực sự thu hút được sự chú ý của đối tượng là học sinh, sinh viên, các bạn trẻ. Như lễ hội Lễ hội hoa Genzano Infiorata tại Italy, các học sinh địa phương được thực sự tham gia vào lễ hội. Bởi vậy, những lễ hội truyền thống nên có những sự kiện nhỏ dành cho trẻ em, vừa giúp các em hiểu biết thêm về văn hóa địa phương mình, vừa tạo môi trường vui chơi lành mạnh cho các em. Hơn nữa, hướng đến những đối tượng khác nhau cũng giúp thu hút thêm khách du lịch bởi sự tò mò và thú vị.

3.2.2 Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam Việt Nam

a.Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch văn hóa tâm linh

Du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam thời gian qua tuy đã đạt được một số kết quả, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Nguyên nhân chính là chưa nhận thức đầy đủ, chính xác về bản chất và vai trò của loại hình du lịch này, từ đó chưa có một quy hoạch mang tính chiến lược và khoa học.

Do vậy, việc cấp bách cần làm đầu tiên đó là giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch tâm linh, đảm bảo thực hiện đúng các quan điểm phát triển du lịch tâm linh mang lại những giá trị tinh thần tiến bộ cho xã hội, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội bền vững. Thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về du lịch tâm linh cho các đối tượng từ cấp hoạch định chính sách cho tới phổ biến kiến thức, kinh nghiệm cho dân cư trong việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với điểm du lịch tâm linh; tạo điều kiện và định hướng hoạt động cho các chức sắc tôn giáo, các tín đồ, tăng ni, phật tử trong việc tổ chức hoạt động du lịch tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

Bên cạnh việc làm rõ nhận thức từ các địa phương, cần tuyên truyền thêm cho các du khách về việc tôn trọng các địa điểm du lịch văn hóa tâm linh, chú ý thuần phong mỹ tục khi vào đền, chùa, miếu… Có những du khách bước vào đền chùa với trang phục phản cảm, thiếu vải, vừa làm ô uế khung cảnh thanh tịnh, vừa làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách khác. Nên có những quy định rõ ràng của từng địa danh, thậm chí có thể đưa ra những hình thức phạt hành chính nếu du khách cố tình vi phạm.

b. Xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh

Xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh theo quy hoạch không gian phát triển các khu, điểm du lịch tâm linh đạt tới độ tinh tế đáp ứng đúng các nhu cầu về tâm linh của du khách; kết nối hình thành các tuyến du lịch tâm linh quốc gia. Kết hợp xây dựng hệ thống giao thông để du khách dễ dàng tiếp cận địa điểm hơn, cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng xung quanh để có thể dễ dàng đáp ứng các nhu cầu cần thiết của du khách. Trước hết tập trung vào khu, điểm du lịch tâm linh trong danh mục 46 khu du lịch quốc gia, 41 điểm du lịch quốc gia theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

c. Tập trung nguồn lực

Tập trung nguồn lực, tạo cơ chế huy động nguồn lực đầu tư vào các khu, điểm du lịch tâm linh dựa trên quy hoạch các khu, điểm du lịch tâm linh. Đầu tư cho bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tâm linh, đặc biệt về tín ngưỡng, tôn giáo và những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với điểm tâm linh trở thành yếu tố hấp dẫn đặc sắc Việt Nam để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, đầu tư vào hạ tầng tiếp cận điểm du lịch tâm linh và hệ thống cơ sở dịch vụ đảm bảo chất lượng, tiện nghi, hài hòa với không gian và tính chất khu, điểm du lịch tâm linh.

d Tăng cường quản lý và nghiên cứu thị trường( rõ hơn)

Tổ chức cung cấp dịch vụ tại điểm du lịch tâm linh và tăng cường quản lý điểm đến du lịch tâm linh là vô cùng cần thiết giúp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, thu hút du khách.

Tăng cường nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh trong mối liên kết phát triển các loại hình du lịch khác đi liền với quản lý điểm đến trở thành thương hiệu du lịch nổi bật như Yên Tử, Hương tích, Bái Đính…

e Xây dựng chiến lược khai thác và phát triển du lịch tâm linh

Xây dựng chiến lược khai thác và phát triển du lịch tâm linh thông qua việc điều tra, khảo sát và đánh giá: hệ thống tài nguyên du lịch tâm linh; khả năng cung ứng về mặt dịch vụ du lịch; cơ chế chính sách quản lý khai thác và phát triển; nguồn nhân lực và sự tham gia của cộng đồng địa phương tại chỗ.

Cần tính toán việc quản lý sự tham gia của du khách vào mùa cao điểm nhằm đảm bảo sức chứa. Khi sức chứa được đảm bảo sẽ góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa - tự nhiên tại điểm đến.

f. Thực hiện các chính sách du lịch có trách nhiệm

Thực hiện các chính sách du lịch có trách nhiệm, hướng tới hỗ trợ cộng đồng dân cư tăng cường năng lực tham gia phục vụ du lịch tại khu, điểm du lịch tâm linh; có cơ chế điều tiết, tái đầu tư vào quản lý điểm đến du lịch tâm linh bằng nguồn tài trợ, công đức, đóng góp tự nguyện của du khách.

Thực tế, Đảng và Nhà nước không ngừng quan tâm chăm lo tới đời sống tinh thần cho nhân dân thông qua các chính sách tạo điều kiện cho du lịch tâm linh phát triển theo đúng hướng mang lại những giá trị tinh thần thiết thực, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội và phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Trong thời gian tới, theo quan điểm chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh phù hợp với xu hướng chung và vì sự phát triển bền vững.

g. Thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch tâm linh

Thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch tâm linh giữa các điểm du lịch tâm linh trong nước: Yên Tử, Côn Sơn Kiếp Bạc, Hương tích, Đền Trần Phủ Dầy, Tam Chúc Ba Sao... và ngoài nước với: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Bhutan, Trung Đông... trong khuôn khổ hợp tác du lịch song phương và đa phương.

Đồng thời, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, mang lại sự hưởng lợi tối đa cho cộng đồng dân cư tại điểm du lịch tâm linh.

h. Phân loại dòng khách

Tùy vào mục tiêu của mỗi điểm đến mà hướng đến những dòng khách khác nhau. Cần có những sản phẩm đáp ứng được hai dòng khách chủ yếu của du lịch tâm linh.

Thứ nhất là khách chỉ đi hành hương, vẫn đáp ứng được nhu cầu bằng những dịch vụ bình dân. Dòng khách thứ hai phải tập trung khai thác, là giới thượng lưu, chính khách, doanh nhân muốn tìm niềm vui bằng những chuyến lưu trú để hành thiền dài ngày. Đối với dòng khách cao cấp này cần thiết kế một quy trình đón tiếp thật bài bản và chuyên nghiệp ngay từ sân bay, cho đến nơi lưu trú.

KẾT LUẬN

Từ một nước thuần nông nghiệp, lạc hậu, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể khi ngày càng gia tăng tỷ trọng trong lĩnh vực dịch vụ. Và Du lịch, cụ thể hơn là du lịch văn hóa tâm linh đã có những bước chuyển mình đáng hoan nghênh khi ngày càng biết tận dụng khai thác tài nguyên du lịch một cách hiệu quả, sản phẩm du lịch cũng trở nên đa dạng hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, du lịch văn hóa tâm linh, cũng giống như toàn ngành du lịch ở Việt Nam, còn đã và đang có nhiều bất cập trong công tác khai thác tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh cũng như tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa tâm linh.

Với những nhìn nhận và phân tích thực trạng của du lịch văn hóa tâm linh tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, có thể thấy tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh là hoàn toàn hứa hẹn và văn hóa tâm linh hoàn toàn xứng đáng nhận được sự quan tâm và đầu tư chỉn chu hơn nữa từ nhà nước và chính quyền địa phương, so với hiện tại. Với một đất nước giàu bản sắc dân tộc và truyền thống văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời như Việt Nam, nếu biết tận dụng tốt việc khai thác các tài nguyên du lịch cùng với việc phát triển sản phẩm du lịch một cách hiệu quả, có chiến lược, du lịch văn hóa tâm linh sẽ còn rất nhiều hơn nữa những phát triển trong tương lai. Đây không phải là câu chuyện một sớm một chiều, song, nhận thức đúng đắn cùng những con đường, chiến lược hợp lý, linh hoạt chính là chìa khóa cho một du lịch văn hóa tâm linh nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói chung đi lên.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch giải pháp phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w