Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Huế

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 35)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 3.1Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch ở Huế

3.2 Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Huế

Từ những vấn đề về thực trạng được phân tích như ở chương 2, các cơ hội , thách thức cũng như các thành tựu và hạn chế còn tồn đọng của ngành du lịch Huế,

chúng em xin đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, nhất là trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay.

.3.2.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng- vật chất kĩ thuật

- Xây dựng chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng

+Nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Kêu gọi các tập đoàn, công ty có thương hiệu mạnh về du lịch như: Vingroup, Bitexco, BRG, Hilton, Hyatt, Marriott, InterContinental, Banyan Tree... để có những thương hiệu đẳng cấp đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, giải trí.

+Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào dịch vụ vận tải; lĩnh vực giải trí mới, cao cấp như casino, du thuyền, thể thao dù lượn, thủy phi cơ, tàu cánh ngầm; các khu mua sắm cao cấp; sân golf…

- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch: Đề xuất các địa phương trong vùng nghiên cứu cơ chế hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch theo hướng kết nối các điểm du lịch theo chuyên đề làm cơ sở xúc tiến thu hút đầu tư, xây dựng các tour tham quan chất lượng, dài ngày.

- Đưa vào hoạt động một số dự án đầu tư chiến lược, mang tính đột phá, tăng cường liên kết với các hãng hàng không trong nước và một số hãng hàng không quốc tế để tăng tần suất chuyến bay, mở thêm đường bay quốc tế và nội địa đến và đi từ Huế.

.3.2.2 Đào tạo nguồn nhân lực

Ngành du lịch tỉnh đang đứng trước một sức ép về nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cả về người lao động trực tiếp lẫn cán bộ quản lý chủ chốt, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có kiến thức và chuyên môn sâu rộng về du lịch. Việc xây dựng năng lực cho nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của tỉnh, tuy nhiên triển khai kế hoạch này như thế nào cho hiệu quả, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai thì cần thực hiện những nội dung sau:

- Rà soát lại tình hình nguồn nhân lực hiện nay của tỉnh trong ngành du lịch, kết hợp với việc kiểm tra lại những kết quả hoạt động trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất ra một kế hoạch đào tạo thiết thực.

- Kế hoạch đào tạo hỗ trợ nguồn nhân lực phải được thông báo đến các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân) đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Cũng trên cơ sở đó sẽ giảm bớt tình trạng đào tạo mang tính tự phát, thời vụ...kém chất

lượng. Xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể được đào tạo từ căn bản, có năng lực, sáng tạo và nhạy bén trong hội nhập.

- Ngoài việc đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực, lãnh đạo tỉnh nên có các chính sách thu hút người tài như chính sách lương theo cơ chế thị trường, hỗ trợ nâng cao trình độ...

- Tỉnh cần tạo nhiều điều kiện hơn nữa để doanh nghiệp và các trường đào tạo gặp nhau, thấu hiểu nhau hơn để đưa ra một sản phẩm đạt yêu cầu cho thị trường. Hạn chế tối thiểu các chi phí đào tạo lại và cả chi phí về thời gian. Đồng thời Sở du lịch cần kết hợp với Sở Giáo dục Đào tạo và Sở Lao động Thương binh Xã hội để dự báo nhu cầu nhân lực của du lịch để có hướng ra cho bài toán này.

- Để phát triển nguồn nhân lực, các doanh nghiệp nên tăng cường chính sách khuyến khích nhân viên, cán bộ quản lý tự học hỏi lẫn nhau giữa những người cùng công tác trong ngành du lịch vì du lịch là ngành đặc biệt, luôn thay đổi và mới mẻ nên nếu chỉ dựa vào đào tạo thì chưa đủ.

.3.2.3 Đẩy mạnh xúc tiến

- Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: Tăng cường quảng bá điểm đến gắn với tuyên truyền, giới thiệu về văn hóa Huế, hình ảnh “Huế - một điểm đến, 5 di sản thế giới”, “Huế - thành phố văn hóa ASEAN”, “Huế - thành phố bền vững môi trường ASEAN”, “Huế - thành phố xanh quốc gia”.

- Mở rộng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước, giới thiệu điểm đến an toàn thân thiện, sản phẩm hấp dẫn, độc đáo, mới lạ. Tập trung vào các thị trường chiến lược có khả năng tăng trưởng nhanh trong cơ cấu khách như: Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga...

- Phối hợp với các tỉnh khu vực miền trung như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình tiến hành một số chương trình Roadshow nhằm vào các thị trường gần như Thái Lan, Trung Quốc,...

- Tổ chức một số hội nghị chuyên đề về lưu trú, lữ hành nhằm nhận định và bàn giải pháp phát triển thị trường mới.

- Xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị du lịch với quy mô toàn ngành có gắn với hoạt động của đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại và đối nội, tập trung vào các thị trường chính, tích cực thăm dò chuẩn bị điều kiện để tiếp xúc với các thị trường mới.

- Xây dựng các trung tâm thông tin du lịch (có thể đặt các Kios) tại các nhà ga, sân bay, cửa khẩu, đây là nơi vừa là chỗ nghỉ ngơi cho khách, vừa làm nơi cung cấp thông tin khi du khách mới đặt chân đến Huế.

- Nhanh chóng hoàn thiện chức năng của Cơ quan xúc tiến du lịch để theo dõi, giám sát và đẩy mạnh các chiến lược quảng bá.

- Phân định giá vé theo thời gian tham quan: thời gian tham quan càng dài , giá vé càng cao. Ví dụ 1 ngày là 20USD, 2 ngày là 40USD, 3 ngày là 60USD và 60USD cũng là mức giá tối đa áp dụng cho cả tuần hay cả tháng. Mức giá này thể hiện quan niệm: nếu bạn yêu thích một địa điểm du lịch đến mức thăm nó tới 3 ngày liền chưa chán thì bạn được miễn phí cho tất cả những ngày tham quan còn lại tại đây. Cách làm này không chỉ tạo tâm lý được tiếp đón của du khách mà còn kích thích du khách ham muốn khám phá, tìm hiểu sâu kỹ về địa điểm du lịch. Khách càng tìm hiểu sâu, nền văn hoá - lịch sử Huế càng được quảng bá rộng và đó là cách quảng bá, xúc tiến tại chỗ tốt đến không thể tốt hơn.

- Thông qua các câu lạc bộ ngoại ngữ tại trường học để thế hệ trẻ đi thực tế, dẫn tour quảng bá với khách du lịch nước ngoài, chia sẻ những kiến thức về văn hóa Huế. Như vậy, vừa quảng bá được hình ảnh Huế tới du khách, vừa tăng tình yêu của thế hệ trẻ với đặc sắc văn hóa quê hương, góp phần bảo tồn văn hóa.

.3.2.4 Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Sản phẩm du lịch của Huế hiện nay rất đơn điệu, giá trị gia tăng thấp nên không níu kéo chân du khách ở lại và trở lại. Vì vậy, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng các chương trình phục vụ du khách là một yếu tố cần thiết. Cụ thể:

- Xây dựng bộ sản phẩm mang thương hiệu Huế và thương hiệu liên kết vùng: Chú trọng “làm mới” sản phẩm và nâng cao chất lượng loại hình du lịch di sản để tạo sự cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm “Con đường di sản miền Trung” và các thành phố di sản khác trên thế giới. Phát triển đa dạng gắn với nâng cao chất lượng các loại hình du lịch: du lịch di sản; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch ẩm thực; du lịch lễ hội, du lịch tâm linh.

- Tạo ra cơ chế nâng cao thu nhập của người dân trong các hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ văn hóa truyền thống

- Cần phát triển thêm loại hình sản phẩm du lịch mua sắm (thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm, chợ cuối tuần....). Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách trong nước và quốc tế tại các trung tâm du lịch lớn. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng.

- Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ du lịch văn hóa bằng hình thức làm phong phú, sinh động các văn hóa đặc trưng của Huế.

- Ngoài việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, cần tìm kiếm và xây dựng các loại hình dịch vụ du lịch mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách như nghiên cứu mở tuyến du lịch sinh thái, những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá Huế đủ sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

.3.2.5 Quy hoạch, bảo tồn tài nguyên du lịch

Muốn phát triển bền vững thì không chỉ khai thác mà còn phải tái tạo, duy trì sức sống của các điểm du lịch, cảnh quan.

- Đối với các điểm du lịch truyền thống: Chùa chiền, lăng tẩm, sông Hương, cung đình... cần có kế hoạch trùng tu theo từng giai đoạn. Các tuyến du lịch theo quy hoạch cũ vẫn còn giá trị trong giai đoạn hiện nay như: Tuyến du lịch văn hoá Cố đô Huế - Huế city tour; Tuyến du lịch thành phố Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân; tuyến du lịch thành phố Huế - Thuận An - phá Tam Giang - đầm Cầu 74 Hai; tuyến du lịch TP Huế - A Lưới - đường mòn Hồ Chí Minh thì vẫn thực hiện và bổ sung thêm một số tuyến mới như: Tuyến du lịch thành phố Huế - Quảng Điền - khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền; tuyến du lịch ven biển từ thành phố Huế qua cửa Tư Hiền đến Cảnh Dương - Chân Mây - Lăng Cô; Tuyến du lịch Thành phố Huế - Nam Đông để khai thác tiềm năng du lịch và phục vụ nhu cầu du khách hiệu quả hơn.

- Rà soát, triển khai lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm phát triển du lịch để xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch theo từng giai đoạn. Cụ thể, tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển du lịch thành ba cụm với không gian rộng hơn, lựa chọn các địa điểm ưu tiên hơn:

+ Cụm du lịch trung tâm (Huế và phụ cận): Quy hoạch theo định hướng xây dựng thành khu du lịch quốc gia. Tập trung vào hạ tầng hệ thống các khu du lịch sinh thái đầm phá, hệ thống hạ tầng cơ sở như giao thông điện nước, cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà hàng, khu lưu trú và trung tâm hội nghị; tăng cường quảng bá, xúc tiến đặc biệt là Festival.

+ Cụm du lịch Cảnh Dương – Bạch Mã – Lăng Cô và phụ cận: Hạt nhân của cụm là các điểm du lịch bãi biển Cảnh Dương, điểm du lịch Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã, Hồ Truồi. Đối với cụm này cần phát triển hệ thống giao thông trong vùng đặc biệt là các tuyến đường ven đầm Lập An, khu vực vườn quốc gia Bạch Mã ; phát triển hệ thống các khu du lịch nghỉ biển ở khu vực Lăng Cô, Cảnh Dương; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu vực Nhị Hồ Suối Voi.

+ Cụm du lịch A lưới: Tài nguyên du lịch ở khu vực này chủ yếu là tài nguyên nhân văn. Đây là khu vực hạ tầng còn yếu kém, vì vậy cần phải: nâng cấp hạ tầng cơ sở như giao thông, điện nước, đầu tư xây dựng các mô hình làng du lịch; nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo gắn liền với đặc trưng tài nguyên khu vực.

- Tăng cường chất lượng các chương trình lễ hội thu hút khách tham quan. Gắn các hoạt động lễ hội với đời sống thường ngày của người dân để tạo nên sức sống cho các chương trình văn hóa này.

- Tuyên truyền, vận động du khách tôn trọng thuần phong, mỹ tục của người dân địa phương.

- Huy động các nguồn lực đầu tư từ sự đóng góp của cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức hiệp hội du lịch, khách du lịch vào việc tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch.

- Giáo dục văn hóa cho thế hệ trẻ: thế hệ trẻ chính là người sẽ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của Huế, vì thế, cần đặc biệt quan tâm đến thế hệ này. Đây là những “hạt mầm” cần nhân rộng, phải tạo cho lớp trẻ niềm tự hào về truyền thống văn hóa của quê hương ngay từ khi còn nhỏ và khi còn trên ghế nhà trường, tổ chức các cuộc thi tài năng viết về văn hóa cho lớp trẻ; tạo điều kiện để có nhiều cơ hội được khám phá và trải nghiệm văn hóa lịch sử Huế, như được miễn phí vé tham quan di tích hoặc phải trả mức phí rất thấp.

.3.2.6 Đảm bảo an toàn xã hội

- Chỉ đạo lực lượng công an cơ sở tăng cường tổ chức kiểm tra, kiểm soát các khu vực, tuyến đường trung tâm, các điểm du lịch, khu vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, khu vực công cộng và các khu vực có nguy cơ xảy ra mất an toàn cho du khách nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử phạt các trường hợp vi phạm.

- Chấn chỉnh lấn chiếm lòng đường, vỉa hè buôn bán, phối hợp xử lý tình trạng ăn xin, đeo bám, chèo kéo, sơn tiền; phối hợp với chính quyền địa phương xử lý rốt ráo, kịp thời những vi phạm về an ninh trật tự; xử lý nghiêm hành vi chèo kéo khách, gian lận thương mại.

- Thành lập lực lượng phản ứng nhanh nhằm làm tốt hơn việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết các ý kiến, kiến nghị của du khách.

- Xây dựng trang web Hỗ trợ du khách để du khách kịp thời phản ánh và tìm sự trợ giúp khi có sự cố xảy ra.

- Tại các điểm du lịch, tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để du khách nâng cao tinh thần cảnh giác, bảo vệ người và tài sản với tinh thần và thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, văn minh, lịch sự, thân thiện trong mắt khách du lịch.

- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong văn hóa giao tiếp, ứng xử; tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện đề án xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn, bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch một cách đồng bộ và quyết liệt.

.3.2.7 Xử lí ô nhiễm và bảo vệ môi trường

- Tăng cường các chế tài, xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong công tác bảo vệ môi trường

- Đối với các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực du lịch, cần đánh giá tác động môi trường và thực hiện nghiêm túc các quy định về xả thải trong quá trình vận hành. Đối với các dự án đã được đầu tư, cần rà soát lại các hạng mục công trình, quy trình xử lý nước thải, rác thải đảm bảo theo đúng quy định

- Triển khai thực hiện các dự án xử lý ô nhiễm: đầu tư hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn ở các huyện. Triển khai đẩy nhanh thực hiện dự án, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tại các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ dự án mở rộng bãi chôn lấp rác Thủy Phương và hồ xử lý, dự án bãi chôn lấp rác Phú Sơn; dự án hệ thống thu gom và xử lý nước thải và chất thải tại. Khởi công các dự án lò đốt rác Phú Sơn và lò đốt rác Lộc Thủy, dự án cải thiện môi trường nước thành

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w