Giải pháp phát triển bền vững du lịch TP.HCM 1 Giải pháp bền vững về kinh tế

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển (Trang 28 - 33)

IV. CÁC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

2.Giải pháp phát triển bền vững du lịch TP.HCM 1 Giải pháp bền vững về kinh tế

2.1. Giải pháp bền vững về kinh tế

Một là, hình thành các sản phẩm du lịch chủ lực theo định hướng phát triển du lịch, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch và có sức cạnh tranh cao; Tăng cường và phát triển sản phẩm theo hướng củng cố các sản phẩm du lịch hiện có và nghiên cứu đưa vào khai thác những sản phẩm đặc trưng có giá trị cao, thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng khách du lịch. Với việc tạo sản phẩm mới, TP.HCM phải nhanh chóng đầu tư các trung tâm mua sắm lớn để phát triển mảng du lịch mua sắm nhằm thu hút du khách quay lại nhiều hơn, đầu tư dịch vụ giải trí vào ban đêm... Việc xây dựng Tòa nhà Landmark 81 có sức ảnh hưởng lớn cho thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt nam nói chung. Landmark 81 là điểm đến không thể bỏ qua của mỗi người, là một trong những địa điểm du lịch đáp ứng các nhu cầu trên.

Thêm vào đó, thành phố Hồ Chí Minh nên hợp tác với các địa phương để phát triển những sản phẩm du lịch vùng, như có thể hợp tác với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, với Tây Ninh để phát triển những sản phẩm về di tích lịch sử, hay bắt tay với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hướng đến du lịch xanh...“Tuy nhiên, dù là sản phẩm nào thì điều quan trọng vẫn là phải xác định rõ thị trường thì mới định hướng đúng sản phẩm phù hợp”. (Nguyễn Quốc Kỳ2018)

Hai là, tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn; Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các nguồn vốn đầu tư xã hội, nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để có thể nhằm phát huy những tiềm năng du lịch sẵn có của thành phố, tạo đà đưa du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng. Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư từ ngân sách để thực hiện Kế hoạch triển khai Chiến lược Phát triển bền vững của thành phố; Tăng cường quản lý, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư để tạo vốn thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững,

Ba là, liên kết và tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp. Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội để phát triển du lịch”. Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, ngành du lịch cần nghiên cứu thành lập đơn vị chuyên trách hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia, tăng cường sự phối hợp, kết nối giữa các trung tâm xúc tiến du lịch trong cả nước. Ðặc biệt là vai trò của Tổng cục Du lịch trong việc định hướng, cập nhật, dự báo các biến động thị trường, làm cơ sở cho mọi chương trình hành động của thành phố, các doanh nghiệp,...

Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố cần kết hợp hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch với thương mại, có sự phối hợp với các Trung tâm văn hóa Việt Nam ở các nước để tổ chức quảng bá hình ảnh; mở rộng thêm các ứng dụng dành cho du lịch địa phương trên mạng xã hội. Sở Du lịch Thành phố với doanh nghiệp cần phải tham gia hội chợ du lịch, hội nghị diễn đàn quốc tế: Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) hàng năm ( năm 2000 Thái Lan), hội chợ du lịch ITB Berlin vào tháng 5 hàng năm, Hội chợ du lịch TATA Congress & Show – Tokyo Nhật Bản, Hội chợ ITE HK – international Travel Expo – Hồng Kông, Hội chợ WTM – World Travel Market – London,… để có điều kiện tuyên truyền sản phẩm đặc sắc du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

Sở Du lịch nên nghiên cứu tạo lập Website, e-mail nhằm giới thiệu chung về hình ảnh đất nước, con người, những cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội, sự kiện văn hóa du lịch nổi tiếng, hấp dẫn của Việt Nam; kết nối các đoạn chương trình giới thiệu của các doanh nghiệp du lịch, trình bày bằng nhiều ngôn ngữ và hình ảnh để khách hàng dễ dàng truy cập, nắm bắt thông tin, liên kết với nhau và với các trang Web nổi tiếng như Google, MSN, infoseek,Travel Trade, Tourist Asia,... để du khách nước ngoài dễ dàng tìm kiếm.

Bốn là, tăng cường xã hội hóa, đa dạng hóa và nângcao chất lượng cơ sởvật chất ngành du lịch. Phát triển cả số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch; Đa dạng hóa các hình thức đào tạo du lịch; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; Chọn lựa, tuyên dương những khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ du khách như Vinpearl Luxury Landmark 81, Khách sạn Nikko Sài Gòn, Khách Sạn Lotte Legend Sài Gòn,…

2.2. Giải pháp phát triển bền vững về văn hóa – xã hội.

Đối với văn hóa – xã hồi, cần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa và tài nguyên du lịch nhân văn. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên…”. Muốn thế, mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản phải được xử lý hài hòa, hợp lý trên cơ sở ứng xử có trách nhiệm của những bên liên quan mà đi đầu là những cơ quan quản lý du lịch và di sản . Theo thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 172 di tích đã được xếp hạng, 97 công trình địa điểm thuộc danh mục kiểm kê và thu hút rất nhiều khách du lịch, ví dụ như Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng,…Bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp, loại bỏ dần những hủ tục lỗi thời, lạc hậu. Phát triển du lịch nhằm phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cần ưu tiên vốn đầu tư cho hoạt động quản lý, bảo tồn các di sản văn hóa của vung; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực quản lý và chuyên môn. Thu hút chuyên gia có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, quản lý và 20 chuẩn hóa chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có. Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các đơn vị du lịch.

Cần đề cao, tôn trọng vai trò của cộng đồng dân cư và không ngừng nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư. Khoảng 32 dân tộc đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, sự giao thoa và tiếp biến văn hóa của cộng đồng các tộc người trong quá trình di dân đến thành phố đã hình thành nên loại hình di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú và đa dạng. Vì vậy phải tôn trọng sự khác biệt về đời sống văn hóa giữa các cộng đồng.

Hơn nữa, việc tăng cường liên kết giữa các ngành chức năng và cộng đồng trong phát triển du lịch rất quan trọng. Cần thực hiện tốt việc kết hợp giữa các ngành chức năng và địa phương trong việc đảm bảo môi trường du lịch thành phố.

2.3. Giải pháp phát triển bền vững về tài nguyên - môi trường.

Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất. Tiếp tục đưa công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào trật tự, kỷ cương, nề nếp; hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý đất đai hiện đại. Rà soát, cải cách thủ tục hành chính nhằm đẩy nhanh

công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đẩy mạnh công tác thu gom, xử lý bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng; xây dựng hệ thống lưu chứa bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật tại các khu vực phát triển nông nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình giải tỏa các khu nhà trên kênh rạch. Nạo vét, thông thoáng kênh, rạch thoát nước, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước.Tăng cường đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước và các nhà máy xử lý nước thải trên các lưu vực sông

Bảo tồn, tôn tạo và khai thác bền vững tài nguyên và đa dạng sinh học: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Quản lý, khai thác khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ theo hướng bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, gắn với xây dựng cảnh quan, phát triển du lịch.

Tăng cường triển khai Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn Thành phố. Xây dựng và triển khai quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

KẾT LUẬN

Được hỗ trợ bởi những lợi thế về điều kiện tự nhiên, về nguồn nhân lực, về vốn và kết cấu hạ tầng, du lịch TP. HCM đã và đang giữ vai trò then chốt trong sự phát triển của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên để du lịch Thành phố phát triển bền vững thì Thành phố phải quan tâm đến các vấn đề như đầu tư xây dựng mới và đầu tư nâng cấp các tài nguyên du lịch hiện có; xây dựng vật hấp dẫn du lịch đặc thù; nâng cao chất lượng và số lượng nhân lực du lịch; xây dựng cơ chế thu hút vốn đầu tư hiệu quả của mọi thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế ngoài nhà nước; đầu tư, sắp xếp, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; học hỏi các mô hình mua sắm hiệu quả.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế du lịch ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sự phát triển bền vững của tp hồ chí minh và các định hướng phát triển (Trang 28 - 33)