0
Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

GIẢI PHÁP VI MÔ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH TẾ DU LỊCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM (Trang 26 -31 )

Thứ nhất, các doanh nghiệp lữ hành cần tổ chức bán hàng và tiếp thị đa kênh.

Khách hàng thường tìm online trước sau đó mới ra các đại lý du lịch nên cần mở rộng ra các kênh online khác như Facebook, Youtube, các diễn đàn, báo điện tử, các kênh SMS hay Call center…, tiến hành quảng cáo, kết nối và giao tiếp với khách hàng để mang đến hiệu quả cao.

Thứ hai, thực hiện các thanh toán chi phí du lịch qua smart phone an toàn và tiện lợi.

Việc thực hiện các giao dịch qua smart phone khi đi du lịch giúp khách du lịch có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Ngoài ra, việc không cần mang theo nhiều tiền mặt cũng tạo cảm giác thoải mái, an tâm hơn cho du khách.

Thứ ba, xây dựng các trang web online có chất lượng giúp du khách có thể đặt phòng khách sạn/ nhà nghỉ/ vé vào chơi các khu vui chơi trước khi đi du lịch. Ngoài ra, du khách cũng có thể để lại những nhận xét, cảm nhận của mình về các dịch vụ đã sử dụng.

Thị trường du lịch trực tuyến tại Việt Nam hiện nay vẫn đang bị bỏ ngỏ. Các công ty lữ hành online thương hiệu toàn cầu như Agoda.com, booking.com, Traveloka.com, Expedia.com đang độc chiếm thị trường Việt Nam, với 80% thị phần. Trong khi đó, hiện chỉ có trên 10 công ty Việt Nam có Kinh doanh du lịch trực tuyến như: Ivivu.com, chudu24.com, mytour.vn, tripi.vn, mytour.vn, gotadi.com, vntrip.vn... Tuy nhiên, các công ty này cũng chỉ phục vụ thị trường khách trong nước và số lượng giao dịch còn thấp.

Thứ tư, các công ty du lịch nên đầu tư xây dựng các trang web “thân thiện” với di động.

Theo Google có khoảng 40% các website được đánh giá là hoạt động không tương thích trên nền tảng di động. Trong khi đó, trang web “We are social” đã đưa ra những con số thống kê về xu hướng sử dụng

internet, mạng xa hội và đặc biệt là mobile của 30 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cụ thể dân số Việt Nam là hơn 90 triệu người thì có đến 39,8 triệu người sử dụng internet (chiếm 44%), 28 triệu người sở hữu tài khoản mạng xã hội (khoảng 31%), 128,3 triệu người có kể nối mạng di động (tương đương 141%) và số người sử dụng tài khoản xã hội trên điện thoại là 24 triệu (chiếm 26%). Rõ ràng, mobile đang là kênh tiếp cận tiện dụng và nhanh chóng với du khách mà bất kỳ doanh nghiệp du lịch nào cũng không nên bỏ qua.

KẾT LUẬN

Nói tóm lại, song song với phát triển bền vững, phát triển du lịch thông minh được xem là một trong những trụ cột để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cả về chiều sâu và chiều rộng. Thực sự, phát triển du lịch thông minh dựa trên nền tảng Công nghệ thông tin chính là chìa khóa đưa Việt Nam tiếp cận gần nhất với phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào dịch vụ, và cụ thể là du lịch.Nói cách khác, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động và lan tỏa trên phạm vi rất rộng như hiện nay, các doanh nghiệp du lịch chính là những người hưởng lợi và cũng chịu áp lực cạnh tranh.

Bên cạnh đánh giá tầm quan trọng của Công nghệ thông tin trong phát triển du lịch là một quy luật tất yếu, chúng ta cần đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiêm túc nhìn nhận. Trong những định hướng thực hiện, Chính phủ Việt Nam cần phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác công-tư, phát triển trên nền tảng số hóa nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong cung cấp dịch vụ du lịch; đổi mới phương thức quản lý điểm đến kết hợp số hóa chia sẻ và làm giàu dữ liệu điểm đến nhằm phát huy nội hàm văn hóa, giá trị gia tăng về du lịch, cải thiện yếu tố môi trường và hạ tầng phục vụ du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch dựa trên nền tảng công nghệ…Từ đó, triển khai xây dựng hệ thống DL thông minh để cải thiện tính cạnh tranh về mặt công nghệ, tạo ra nhiều dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tăng tiện ích cho khách du lịch, nâng cao và hoàn thiện chất lượng sản phẩm, đem lại nhiều trải nghiệm cho du khách…

Việt Nam - đất nước nhiệt đới nhỏ bé nhưng sở hữu khối lượng tài sản khổng lồ làm tiền đề cho phát triển du lịch. Nơi có hàng ngàn tài nguyên thiên nhiên trải dài theo đất nước cùng bề dày văn hóa lịch sử với những di sản ngàn đời còn lưu truyền, là mảnh đất vàng cho ngành du lịch. Tuy nhiên do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, Việt

Nam chưa thực sự biết tận dụng triệt để phát triển mạnh mẽ và bền vững. Cách mạng 4.0 mang theo công nghệ thông tin chính là cơ hội để Việt Nam nắm bắt. Tuy nhiên, việc đón đầu, hiểu biết và đầu tư để phát triển trên nền tảng đó không lại càng quan trọng, là thách thức và nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ, doanh nghiệp và mỗi người dân Việt Nam!

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH TẾ DU LỊCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI VIỆT NAM (Trang 26 -31 )

×