Cấu tạo cảm biến Gyroscope

Một phần của tài liệu Các cảm biến thông dụng trong điện thoại (Trang 34 - 36)

Ứng dụng cho điện thoại

Cảm biến gia tốc (accelerometer) xử lý việc đo đạc các chuyển động theo dạng trục và có thể được tìm thấy trên các loại vòng đeo theo dõi sức khỏe và điện thoại. Đó chính là lý do giúp cho smartphone có thể đếm được số bước chân, kể cả khi bạn không kết nối nó với một thiết bị đeo riêng biệt.

Ngoài ra, cảm biến gia tốc cũng có nhiệm vụ thông báo cho các ứng dụng biết được bạn đang cầm điện thoại theo hướng ngang hay dọc như thế nào. Trong thời đại bùng nổ những ứng dụng thực tế ảo tăng cường (AR), nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng hơn.

Từ việc chuyển đổi ứng dụng từ màn hình ngang sang màn hình dọc cho tới việc thông báo tốc độ hiện tại trong ứng dụng lái xe, cảm biến gia tốc là một trong những cảm biến quan trọng nhất trong chiếc smartphone hiện nay.

Điện thoại thông minh sử dụng cảm biến con quay hồi chuyển để phát hiện hướng của thiết bị. Đây là một con quay hồi chuyển dưới dạng một cảm biến nhỏ. Nó được hiệu chuẩn để cho kết quả bằng zero khi thiết bị được giữ trên mặt phẳng ngang.

Bất kỳ sự thay đổi nào trong định hướng của thiết bị được đo bằng cảm biến con quay hồi chuyển. Một ví dụ đơn giản: Khi người dùng xem ảnh và giữ điện thoại ngang, con quay hồi chuyển sẽ biết thiết bị đang nằm ngang và sẽ xoay màn hình theo. Khi người dùng dựng đúng điện thoại lên thì màn hình sẽ xoay trở lại như cũ.

2.6 Cảm biến tiệm cận -Proximity sensor

Một cảm biến tiệm cận là một cảm biến có thể phát hiện sự hiện diện của các vật thể gần đó mà không có bất kỳ tiếp xúc vật lý nào. Cảm biến tiệm cận trên smartphone giúp người sử dụng khi nghe máy sẽ không vô tình lựa chọn chế độ khác – khi để gần tai sẽ tự động tắt màn hình.

Một cảm biến tiệm cận thường phát ra một trường điện từ hoặc một chùm bức xạ điện từ ( ví dụ như hồng ngoại ) và tìm kiếm những thay đổi trong trường hoặc tín hiệu trở lại. Đối tượng được cảm nhận thường được gọi là mục tiêu của cảm biến tiệm cận. Mục tiêu cảm biến tiệm cận khác nhau đòi hỏi các cảm biến khác nhau. Ví dụ, cảm biến tiệm cận điện dung hoặc cảm biến quang điện có thể phù hợp với mục tiêu bằng nhựa; một cảm biến tiệm cận điện cảm luôn đòi hỏi một mục tiêu kim loại Cảm biến tiệm cận có thể có độ tin cậy cao và tuổi thọ

Chương 2 Tìm hiểu cảm biến trong điện thoại thông minh

chức năng dài do không có các bộ phận cơ học và thiếu tiếp xúc vật lý giữa cảm biến và đối tượng được cảm nhận.

Một phần của tài liệu Các cảm biến thông dụng trong điện thoại (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)