khác nhau.
- Tư thế vững chãi tự tin và làm chủ thiên nhiên: Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng + Câu thơ mang đến cho người đọc cảm giác dường như trên vùng đất rẻo cao lồng lộng ấy con người tỏa sáng như mặt trời thứ 2 giữa thiên nhiên.
+ Bóng dáng con người xuất hiện độc đáo: họ không xuất hiện trực tiếp mà qua ánh nắng phản chiếu từ “dao gài thắt lưng” – đây là công cụ quen thuộc của người dân Việt Bắc.
- Con người xuất hiện trong trực tiếp qua dáng ngồi với sự lao động cần mẫn, cẩn trọng:
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
+ Từ chuốt không chỉ chỉ sự cần cù mà còn giúp người đọc cảm nhận được cái đẹp nảy
sinh từ đôi bàn tay ấy.
+ Chữ từng gợi tả đức tính cần mẫn, cẩn trọng của những con người Việt Bắc, bằng đôi bàn tay tài hoa của mình họ đã làm nên những chiếc nón nghĩa tình đã gửi ra tiền tuyến cho dân công bộ đội.
- Con người còn xuất hiện trực tiếp qua công việc hái măng với sự chịu thương, chịu khó và rất can đảm:
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Hình ảnh những cô gái hái măng một mình đã gợi lên ấn tượng về sự cô đơn, hắt hiu như bóng dáng của những người son nữ trong thơ xưa. Nhưng trong thơ Tố Hữu thì hình ảnh này lại rất thân quen, gần gũi bởi họ luôn chan chứa một tinh thần yêu đời và tư thế làm chủ công việc.
2.2. Về nghệ thuật
- Đoạn thơ đã có sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại;
+ Cổ điển: 4 cặp lục bát là bốn bức tranh làm nên bộ tứ bình về bốn mùa – đây là một kết cấu thường gặp trong hội họa và văn thơ cổ phương Đông. Bốn cặp này có cùng một kết cấu : câu lục tả cảnh, câu bát tả người.
+ Hiện đại: Các bộ tranh tứ bình về bốn mùa của thời cổ thường bắt đầu mùa xuân và kết thúc vào mùa đông để diễn tả nhịp đi đều đặn của vũ trụ trong một năm. Bộ bức tranh tứ bình trong đoạn trích bắt đầu bằng mùa đông và kết thúc vào mùa thu – đây chính là thời điểm tác giả sáng tác bài thơ. Kết cấu này biểu trưng cho một bước đi của cách mạng, từ mùa đông lạnh giá khó khăn đến mùa thu huy hoàng sinh động.
- Thể loại lục bát cộng giọng điệu ngọt ngào. - Cấu tứ độc thoại tâm trạng người ra đi. - Ngôn ngữ ta – mình
3. Nhận xét về tính dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ
- Khái niệm: Tính dân tộc là phong cách tư tưởng thẩm mĩ độc đáo của sáng tác văn học,
thể hiện sự gắn bó giữa tác phẩm văn học với văn hóa tinh thần dân tộc. Tính dân tộc được thể hiện ở cảnh sắc thiên nhiên, nhịp điệu đời sống, cái nhìn và tính cách dân tộc, đặc biệt là ở hình thức thể loại và phương tiện ngôn ngữ mà dân tộc ấy ưa chuộng.
- Biểu hiện của tính dân tộc trong đoạn thơ
+ Nội dung: Thơ Tố Hữu phản ánh đạm nét hình ảnh con người Việt Nam, tổ quốc Việt
Nam trong thời đại cách mạng, ông đã đưa những tình cảm, tư tưởng cách mạng hòa nhập và tiếp nối với truyền thống tinh thần tình cảm và đạo lý của dân tộc.
+ Nghệ thuật:
++ Thơ Tố Hữu sử dụng đa dạng các thể thơ và đặc biệt thành công với các thể thơ truyền thống như lục bát, bảy chữ.
++ Ngôn ngữ thường sử dụng những từ ngữ và lối nói quen thuộc, thậm chí cả những ước lệ, so sánh ví von truyền thống nhưng biểu hiện được nội dung mới của thời đại.
++ Hình ảnh trong thơ Tố Hữu thiên về biểu cảm hơn là tạo hình.
++ Nhạc điệu đã thể hiện tính dân tộc và chiều sâu trong thơ Tố hữu. Ông có biệt tài sử dụng các từ láy, dung vần và phối hợp thanh điệu.
- Lý giải vì sao thơ Tố Hữu lại đậm đà tính dân tộc
+ Thừa hưởng từ yếu tố gia đình.
+ Bản thân Tố Hữu cũng là người am hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, là người yêu quê hương đất nước tha thiết….
5. Đề 5
Trong đoạn trích Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Những đường Việt Bắc của ta Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXBGD Việt Nam, 2009, tr.112).
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính trữ tình – chính trị trong
phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu được thể hiện trong đoạn thơ trên Hướng dẫn
- Tác giả: Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt nam. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình
– chính trị mang đậm tính sử thi và cảm hứng dân tộc được viết bởi nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giọng điệu tâm tình ngọt ngào.
- Tác phẩm: Việt Bắc được coi là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp, là khúc
tình ca và hung ca về cuộc cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.
- Đoạn thơ sau đã tái hiện thành công khung cảnh hào hung, sôi động, mạnh mẽ đứng lên chiến đấu vì độc lập tự do.
2. Cảm nhận đoạn thơ
2.1. Về nội dung* Tám câu thơ đầu * Tám câu thơ đầu