Sau hơn 25 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, đất nước chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt kinh tế - văn hóa – xã hộ. Nền kinh tế phát triển kèm theo với nó là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, dẫn đến có nhiều sự khác biệt về kinh tế, xã hộ, văn hóa, an ninh giữa đô thị và nông thôn. Để giải quyết sự khác biệt đó, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện cho vùng miềm. Đảng và nhà nước ta đã đưa ra cách giải quyết đó là xây dựng chính quyền đô thị. Đây la một chính sách mới đưa ra ở nước ta và đang trong thời gian thí điểm và lấy ý kiến ở hai tỉnh trong nước là Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh. Dưới góc nhìn là một cử nhân hành chính tương lai, nhóm chúng em xin đưa ra một số ý kiến tham gia, đề xuất đóng góp suy nghĩ của mình về việc xây dựng chính quyền đô thị ở nước ta. Đây chỉ là những ý kiến mang tính chất chủ quan của nhóm vì vậy có thể bất đồng với nhiều quan điểm khác.
Như phần trên đã nêu mỗi một vấn đề đều có những ưu nhược điểm của nó, nhóm đã đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của việc xây dựng chính quyền đô thị ở Việt Nam. Việc xây dựng chính quyền đô thị được xem như là một hướng giải quyết nhằm cởi bỏ chiếc áo cùng cỡ giữa các đô thị, làm nền tảng cho sự phát triển của các đô thị trong cả nước.
Xây dựng chính quyền đô thị không phải là để phân biệt hay là tạo sự bất bình đẳng với chính quyền nông thôn. Đô thị và nông thôn có những đặc điểm và điều kiện khác nhau để phát triển kinh tế. Việc xây dựng chính quyền đô thị sẽ là một giải pháp cho sự phát triển của các đô thị ở Việt Nam.
Thế nhưng, để thực hiện được chính sách xây dựng vào thực tế, áp dụng cụ thể cho các đô thị ở Việt Nam lại là một quá trình với nhiều công đoạn rất phước tạp. Mô hình này mới đang ở trên lý thuyết và đang lấy ý kiến để xây dựng ở TPHCM và Đà Nẵng khả năng thực hiện mô hình này là rất cao nhưng phải thực hiện trong một thời gian dài
Dựa vào những đặc trưng cơ bản của mô hình chính quyền đô thị nhóm có những giải pháp để có thể thực hiện hiệu quả mô hình này vào thực tế:
Việc không tổ chức Hội Đồng Nhân Dân ở Huyện, Quận, Thị xã đặt ra thách thức rất lớn cho UBND và chính quyền cấp trên, buộc họ phải kiểm soát hoạt động công việc rất lớn để đưa ra các quyết định. Vì vậy, phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với những đô thị đặc biệt ví dụ: TPHCM tổ chức đô thị gồm , chính quyền thành phố gồm HĐND và UBND nó vừa đóng vai trò là cấp trên cơ sở, vừa là chính quyền đô thị quản lý 13 quận nội thành. Việc xây dựng mô hình chính quyền đô thị sẽ thinh giảm được bộ máy, làm cho bộ máy gọn nhẹ hơn. Để làm được điều đó, đòi hỏi phải xây dựng cơ cấu tổ chức chính quyền lãnh đạo trên xuống dưới phải chặt chẽ thống nhất có thứ bậc và hiệu quả. Trước khi xây dựng mô hình phải lên kế hoạch đề ra những phương hướng để xây dựng một cơ cấu tổ chức thông suốt, đảm bảo giải quyết công việc nhanh, hiệu quả
Chính quyền đô thị đẩy mạnh tính tự chủ, độc lập tự quyết định cho chính quyền địa phương. Đấy mạnh phân quyền cho cấp dưới. Điều này tạo điều kiện phát triển cho mỗi địa phương, tùy theo những điều kiện của mỗi địa phương mà chính quyền đó ra những quyết định đứng đắn, phù hợp tạo nên động lực phát triển. Thế nhưng đẩy mạnh quyền lực cho chính quyền địa phương đó là một khoảng cách từ lý thuyết đến thực tiễn. Làm sao để khi đẩy mạnh quyền tự chủ về các địa phương mà không lạm quyền, lợi dụng nó để làm những việc không tốt. phải đẩy mạnh nhưng cũng cần phải có sự kiểm soát và quản lý của cấp trên, đẩy mạnh quyền lực cho chính quyền địa phương cùng với đó là chịu trách nhiệm, với toàn bộ những quyết định, vấn đề đã giải quyết. tự chủ, độc lập của địa phương phải dựa trên pháp luật, đường lối chủ trương của đảng và phù hợp với chính sách của nhà nước. Tránh đưa bè kéo cánh, gây nên sự bất ổn định cho xã hội.
Xây dựng chính quyền đô thị phải thể hiện được cao nhất tính chất quyền của nhân dân, về nhân dân. Lấy nhân dân làm trung tâm tất ca phải vì nhân dân. Mục tiêu của mô hình là xây dựng đô thị phát triển giàu mạnh, đảm bảo những lợi ích và nâng cao đời sống của nhân dân, luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và mới nhất để đáp ứng nhu cầu của nhân dân, quản lý thông suốt, giảm thời gian chờ đời cho nhân dân ví dụ: ở TPHCM nhiều thủ tục hành chính sẽ được giao dứt điểm cho một cấp chính quyền, hạn chế tối đa cùng một hô sơ phải qua nhiều cấp như hiện nay, khi đó công dân ở khu vực 4 thành phố sẽ nộp và nhân lại hồ sơ từ chính quyền thành phố về tỉnh hoặc nộp và nhận lại hồ sơ ở chính quyền thành phố, công dân ở 13 quận nội thành thì chỉ nộp hồ sơ cho một cơ quan duy nhất là chính quyền thành phố. Mục tiêu cao nhất của mô hình này là phục vụ nhân dân và mang đến sự hài hòa của nhân dân. Một đô thị phát triển là phải giải quyết và đáp ứng được những nhu cầu của công dân, lấy lợi ích của dân lên hàng đầu. Bên cạnh đó công dân cũng phải hợp tác tích cực với chính quyền để tạo nên sự đồng thuận trong công tác quản lý, nhân dân phải phát huy được tinh thần tự chủ, tiếng nói của mình trong việc quản lý nhà nước.
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của chính quyền đô thị cần giải quyết được một vấn đề quan trọng là phải xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp, có trình độ và tinh thần phục vụ nhân dân tốt hơn. Việc giáo dục, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ có đủ đức và tài, đáp ứng được những đòi hỏi của công việc. Đội ngũ cán bộ này sẽ làm nền tảng, bệ phóng cho việc xây dựng chính quyền đô thi.
Việc xây dựng chính quyền đô thị phải xất phát từ những yêu cầu khách quan. Trước những đòi hỏi cần phải phát trển và hội nhập dựa vào trình độ phát triển phát triển của từng địa phương mà có những hướng đi, giải pháp đúng dắn cho sự phát triển, cần có sự phân tích đánh giá thực tế khách để có cái nhìn đúng và trình duyệt trước khi xây dựng mô hình vào thực tế.
Trước khi xây dựng chính quyền đô thị trước hết phải tạo được nền tảng kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật để đáp ứng nhu cầu công việc. trang bị những
phương tiện kĩ thuật hiện đại, tiên tiến, có khả năng giải quyết công việc cao. Đồng thời phải có cơ chế pháp lý thông thoáng, đơn giản, hiệu quả của nhà nước. nhà nước cần có những chủ trương, chính sách thúc đẩy việc xây dựng chính quyền đô thị ở các đô thị. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để ứng dụng mô hình vào thực tiến, bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có những công cụ, thiết chế để quản lý mô hình một cách khoa học chặt chẽ nhất.
Mục đích cuối cùng mà sự sửa đổi, cải tiến đó là tao nên sự phát triển, làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Mô hình chính quyền đô thị bên cạnh những mặt mạnh của nó thì vẫn tồn tại những khuyết điểm. vì vậy cần phải phát huy điểm mạnh, hạn chế tối đa những khuyết điểm để mô hình có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
TỔNG KẾT
Như vậy, hững đô thị phát triển mạnh, nhanh ở Việt Nam, nhưng quản lý hành chính 3 cấp theo luật hiện hành là không phù hợp, có sự chồng chéo, mang tính cắt khúc, không thống nhất về quy hoạch không gian, lãnh thổ, nên phát triển vẫn chưa xứng tầm.
Cấu trúc đô thị là đơn nhất, nên chỉ có một bộ máy chính quyền duy nhất là hợp lý. Nếu là đô thị lớn thì thêm "cánh tay nối dài" là quận và phường. Cụ thể, quận và phường ở đây chỉ là cơ quan hành chính địa phương, là cấp chính quyền trung gian, không phải là cấp chính quyền đầy đủ như hiện nay gồm có HĐND và UBND. Đối với những đô thị đặc biệt như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, việc thành lập các khu đô thị mới phù hợp về đặc thù quy mô và quá trình đô thị hóa trên diện rộng là hợp lý. Dù nhiều đô thị trong thành phố nhưng vấn đề quy hoạch tổng thể về bố trí không gian lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành phải được thống nhất trong thành phố trực thuộc trung ương. Bởi vậy, nếu xây dựng chính quyền đô thị, thành phố trực thuộc trung ương cần có hội đồng quy hoạch, dưới nữa là đơn vị nghiên cứu tư vấn thực hiện các chức năng nghiên cứu phát triển đô thị và xây dựng quy hoạch tích hợp cho toàn địa bàn. Về công tác tổ chức, khi thực hiện chính quyền đô thị, các thành phố trực thuộc trung ương cần bố trí các sở, ngành chuyên môn cho phù hợp, nên để các sở, ngành như xây dựng, tài nguyên - môi trường, kế hoạch - đầu tư, giao thông - vận tải, y tế… có các văn phòng đại diện theo địa bàn quận, phường (thay cho các phòng chuyên môn của UBND quận hiện nay). Các sở quản lý tổng hợp như tài chính, nội vụ, kế hoạch, tư pháp không nhất thiết có các văn phòng đại diện trên địa bàn dân cư…
đặc thù riêng, vì thế Chính phủ cần trao quyền hay phân quyền rộng hơn trong cơ chế tài chính (thu, chi ngân sách địa phương), huy động các nguồn lực theo nhiều cách khác nhau nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển của thành phố.