Đánh giá về tổ chức công tác kiểm toán tài sản cố định

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIỆT NAM). (Trang 38)

3.2.1. Ưu điểm:

doanh nghiệp sản xuất hay viễn thông vì nó thể hiện tiềm lực của doanh nghiệp. Đặc thù của khoản mục này là số nghiệp vụ phát sinh khá ít so với các nghiệp vụ thường xuyên khác của doanh nghiệp như mua, bán, cung cấp hàng hoá dịch vụ; tuy nhiên quy mô của một nghiệp vụ lại lớn, có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Quy trình kiểm toán khoản mục này ở CPA VIETNAM vì thế rất được quan tâm và tương đối hoàn thiện

Qua tìm hiểu quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại CPA VIETNAM nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng, có thể thấy những ưu điểm nổi bật sau:

Thứ nhất trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Có thể thấy, điểm khác biệt tiêu biểu giữa CPA VIETNAM và các hãng kiểm toán khác là sự am hiểu về khách hàng một cách sâu sắc. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc am hiểu khách hàng trong công tác kiểm toán, công ty rất chú trọng đến thủ tục tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, trong đó tìm hiểu rõ cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn, nhân sự chủ chốt cũng như các bước phát triển tiêu biểu của khách hàng từ khi thành lập. Đó là nền tảng để Công ty làm việc tốt hơn với khách hàng cũng như nhận diện các rủi ro đối với khách hàng để thiết kế các thủ tục kiểm toán thích hợp.

Cũng trong giai đoạn này, Công ty thực hiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng ở cấp độ căn bản. Tất cả các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và kế toán, các thủ tục kiểm soát, quá trình giám sát, đều được Công ty đánh giá thông qua kỹ thuật phỏng vấn và quan sát. Thủ tục này cung cấp cho Công ty cái nhìn đầu tiên về rủi ro kiểm soát trong doanh nghiệp để từ đó quyết định về thiết kế các trắc nghiệm kiểm soát để giảm quy mô trắc nghiệm cơ bản, giảm thời gian và công sức cho nhóm kiểm toán.

Cùng với tìm hiểu và đánh giá các yếu tố của hệ thống kiểm soát, Công ty còn thực hiện đánh giá rủi ro xảy ra gian lận thông qua xem xét các yếu tố dẫn đến hành vi gian lận: áp lực, cơ hội, tư cách đạo đức của người thực hiện hành vi. Thông qua thủ tục

định có những yếu tố như vậy trong môi trường doanh nghiệp có tồn tại hay không, tuy nhiên không có nghĩa là nếu không nhận diện thấy các yếu tố đó, Công ty sẽ cho rằng không có khả năng gian lận trong doanh nghiệp.

Thứ hai, trong giai đoạn thiết kế chiến lược, đánh giá rủi ro và thực hiện kiểm toán

Cũng như việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, thủ tục tìm hiểu chu trình nghiệp vụ và thực hiện từ đầu đến cuối cũng được Công ty tiến hành kỹ càng. Sau khi phỏng vấn và quan sát kế toán để hiểu về cách hạch toán cũng như cách xử lý, luân chuyển chứng từ đối với việc hình thành, thanh lý TSCĐ và tính khấu hao, kiểm toán viên chọn một nghiệp vụ cơ bản, tiêu biểu để tham chiếu vào chứng từ. Mục đích của thủ tục này là giúp kiểm toán viên hiểu rõ hơn đặc thù nghiệp vụ trong doanh nghiệp, nhận diện những sai phạm có khả năng phát sinh trong dòng nghiệp vụ và các thủ tục kiểm soát tương ứng của khách hàng để ngăn chặn và phát hiện các sai phạm đó. Đặc biệt, trong quá trình tìm hiểu quy trình nghiệp vụ, kiểm toán viên rất chú ý đến mức độ ứng dụng cũng như tác động của công nghệ thông tin đối với doanh nghiệp. Điều này thể hiện các thủ tục kiểm toán của Công ty rất linh hoạt, phù hợp với thay đổi của môi trường công nghệ trong thời điểm hiện nay.

Thứ ba, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Đây là giai đoạn có sự tham gia của tất cả các thành viên cấp cao trong đoàn kiểm toán. Trong giai đoạn này, giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên được soát xét lại theo 4 cấp:

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, việc soát xét được thực hiện theo mẫu giấy tờ làm việc của Công ty trên Excel. Khi kiểm toán viên thực hiện hoạt động kiểm toán và thực hiện ghi chép vào các giấy tờ làm việc, kiểm toán viên sẽ ký vào mẫu khẳng định công việc kiểm toán do mình thực hiện tuân thủ theo đúng kế hoạch đã được hoạch định. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ kiểm tra chất lượng công việc của từng kiểm toán viên.

Kết thúc mỗi ngày kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tập hợp file Excel giấy tờ làm việc để xem xét và đưa ra những chú ý để các kiểm toán viên trong nhóm hoàn thiện thêm trong những ngày tiếp theo của cuộc kiểm toán.

Khi kết thúc kiểm toán, các kiểm toán viên trong đoàn in giấy tờ làm việc và nộp cho trưởng nhóm. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ soát xét lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán, báo cáo lại với chủ nhiệm kiểm toán là kiểm toán viên quốc gia ký báo cáo kiểm toán về toàn bộ quá trình kiểm toán để có những chỉ đạo kịp thời với những phát sinh không định trước. Sau đó Biên bản kiểm toán sẽ được gửi cho khách hàng để tiến hành điều chỉnh nếu khách hàng đồng ý.

Cuối cùng, BGĐ Công ty sẽ tiến hành soát xét lần cuối, trao đổi với lãnh đạo khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán.

Định kỳ hàng năm, đại diện hãng quốc tế Moore Stephens sẽ sang Việt Nam tiến hành soát xét lại toàn bộ các hồ sơ kiểm toán đã thực hiện trong năm, rút ra kinh nghiệm đối với BGĐ, các trưởng nhóm, các kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán.

Ngoài ra, hệ thống kiểm soát chất lượng còn được thực hiện thông qua việc kiểm tra các hồ sơ kiểm toán của cơ quan Thuế và Hiệp hội nghề nghiệp kiểm toán.

3.2.2. Nhược điểm:

 Giai đoạn lập kế hoạch:

CPA Việt Nam chưa chú trọng việc thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ. Thủ tục phân tích nhằm đánh giá sơ bộ đối với các chỉ tiêu có liên quan đến nội dung kiểm toán, phát hiện những dấu hiệu bất thường từ đó có thể xét đoán sơ bộ khả năng có thể có của các sai phạm đối với các nghiệp vụ có liên quan. Nhưng trong quá trình kiểm toán TSCĐ, Công ty ít thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các thủ tục phân tích ngang, phân tích dọc

 Giai đoạn thực hiện kế hoạch:

đơn vị được kiểm toán nên khi tiến hành khảo sát về kiểm soát nội bộ KTV phải thực hiện nhiều thủ tục hơn.

Trong quá trình kiểm toán TSCĐ, để kiểm tra số dư TSCĐ thông thường các KTV thường tiến hành chứng kiến kiểm kê TSCĐ của đơn vị. Với một số đơn vị khách hàng, thời điểm tiến hành cuộc kiểm toán cách xa ngày khóa sổ, KTV chưa chứng kiến kiểm kê TSCĐ, mà tận đến thời điểm đi kiểm toán mới có biên bản kiểm kê TSCĐ của KTV.

3.3. KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN .3.3.1. Kiến nghị với lãnh đạo doanh nghiệp 3.3.1. Kiến nghị với lãnh đạo doanh nghiệp

- CPA Việt Nam cần linh hoạt hơn nữa trong thiết kế các thủ tục kiểm soát nội bộ theo khoản mục vì chủ yếu công ty thực hiện quy trình kiểm toán theo chu kỳ, sẽ giảm bớt được các thủ tục kiểm tra chi tiết.

- CPA Việt Nam nên thiết kế bảng câu hỏi để tìm hiểu, khảo sát về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Dưới đây em có đưa ra kiến nghị về bảng câu hỏi: - Trước khi tiến hành kiểm toán, CPA Việt Nam có gửi thư hẹn kiểm toán đến khách hàng và chỉ mục các tài liệu công ty khách hàng cần cung cấp, công ty cũng nên yêu cầu khách hàng cung cấp sớm bản giài trình của BGĐ, các tài liệu đã yêu cầu để đảm bảo KTV bao quát hết được tình hình của đơn vị được kiểm toán trước khi tiến hành kiểm toán.

- CPA Việt Nam nên thực hiện kiểm kê TSCĐ của Công ty thực hiện kiểm toán sát ngày khóa sổ để đảm bảo được số dư TSCĐ được phản ánh trung thực và hợp lý, đồng thời giảm các thủ tục kiểm tra chi tiết.

3.3.2. Kiến nghị với bộ phận thực hiện kiểm toán.

- Bộ phận kiểm toán cần chú trọng đến việc sử dụng các thủ tục phân tích. Trong quá trình đi kiểm toán các công ty. Quá trình phân tích là cần thiết và quan trọng để KTV đánh giá sơ bộ và xác định mức trọng yếu, trọng điểm cần kiểm toán.

KẾT LUẬN

Với sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường tài chính kế toán trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập làm thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới. Tham gia vào sân chơi lớn này, Việt Nam không chỉ đối mặt với những cơ hội mà còn là những thách thức lớn, hoạt động kiểm toán trở thành tất yếu khách quan trong thời kỳ mở cửa. không chỉ đóng vai trò là một nghể độc lập, nó đã trở thành một công cụ quan trọng giúp Nhà nước kiểm soát và điều hành nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ hội nhập.

Tuy mới thành lập năm 2004, đến nay đã trải qua 10 năm hoạt động trên lĩnh vực kế toán tài chính, tư vấn và kiểm toán, CPA Việt Nam đã và đang trở thành một tên tuổi có uy tín trong các công ty kiểm toán tại Việt Nam. Tuy nhiên với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty kiểm toán khác, đồng thời với mục tiêu hoạt động không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động, trở thành một trong 10 hãng kiểm toán hàng đầu của Việt

Nam, CPA Việt Nam cần không ngừng hoàn thiện hoạt động của mình, đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm toán.

Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hương dẫn Phùng Thu Thảo cùng các anh chị trong Công ty hợp danh kiểm toán Việt Nam (CPA Việt Nam) đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Lưu Bảo Ngọc

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty...11

Sơ đồ 1.2 Bộ máy quản lý của Công ty...12

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức kế toán. ...17

DANH MỤC BIỂU MẪU

Biểu mẫu 1: Tổng hợp TSCĐ trong năm. Biểu mẫu 2: Kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ

Biểu mẫu 3: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ giảm TSCĐ. Biểu mẫu 4: Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ

Biểu mẫu 5: Bảng tính khấu hao TSCĐ

Một phần của tài liệu KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM (CPA VIỆT NAM). (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w