Thúc đẩy tự lực cánh sinh, tập trung phát triển công nghệ trong tương la

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌM NĂM 2025 CỦA HÀN QUỐC (Trang 32 - 33)

II. HOẠT ĐỘNG R&D TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO CỦA HÀN QUỐC

2.2. Thúc đẩy tự lực cánh sinh, tập trung phát triển công nghệ trong tương la

Sự cạnh tranh xuyên quốc gia không chỉ đơn thuần là sự cạnh tranh quốc tế, nó đòi hỏi Hàn Quốc phải đáp ứng lại một cách chủ động với những mô hình kinh tế tri thức mới và các hoạt động công nghiệp, từ đó nâng cao ưu thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp chế tạo cao hơn so với một số quốc gia khác. Trong thế kỷ 21, tri thức và thông tin sẽ đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, những ngành công nghiệp thông tin, môi trường, năng lượng, cơ -điện-điện tử và công nghệ xử lý vật liệu sẽ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong sự phát triển công nghệ cũng như trên thị trường. Ở Hàn Quốc, xu thế phát triển này cũng có tầm quan trọng như ở các nước tiên tiến khác.

Công nghệ thông tin trong thế kỷ 21 không chỉ thiết yếu trong một xã hội thông tin, mà còn có vai trò cốt yếu trong việc bổ sung giá trị cho KH&CN. Hiệu ứng lan toả công nghệ thông tin trong nền kinh tế và toàn bộ xã hội có tầm quan trọng liên quan đến ngành công nghiệp chế tạo. Theo một cuộc điều tra do báo kinh tế Nhật Bản có tên “Nihon Keizai Shimbun” thực hiện năm 2000, kết quả cho thấy những công nghệ thông tin mới sẽ có vai trò nổi trội trên thị trường thế giới trong suốt mười năm đầu thế kỷ 21.

Công nghệ sinh học có thể thoả mãn những mong muốn cơ bản của con người về một cuộc sống khoẻ mạnh lâu dài và cải thiện chất lượng cuộc sống. Công nghệ sinh học cũng sẽ là một lĩnh vực có giá trị gia tăng lớn trong thế kỷ 21 này. Do vậy, sẽ không hề cường điệu khi nói rằng đây là một công nghệ thiết yếu trong việc tăng cường ưu thế cạnh tranh của ngành công nghiệp chế tạo. Mặc dù công nghệ sinh học vẫn còn non trẻ nhưng người ta mong đợi nó sẽ phát triển nhanh chóng cho đến năm 2010 và chỉ đến giữa thế kỷ 21, công nghệ sinh học sẽ đóng vai trò chính trong việc tạo ra những ngành công nghiệp mới như công nghệ thông tin đã có trong thế kỷ trước. Công nghệ môi trường khiến cho “sự phát triển bền vững” trở nên khả thi, qua đó có thể đạt được chất lượng cuộc sống tốt hơn, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường mà không cần bất kỳ một yếu tố nào khác. Nó cũng giúp Hàn Quốc có một bầu không khí thân thiện với môi trường song song với những quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế giúp nâng cao hiệu quả.

Công nghệ năng lượng đòi hỏi cách tiếp cận lâu dài các hệ thống có quan hệ trực tiếp với sự sống còn của đất nước và nó như động cơ cho sự tiến bộ cho ngành công nghiệp chế tạo. Trong lĩnh vực này, cải thiện hiệu quả và đa dạng hoá nguồn năng lượng được coi là yếu tố quan trọng, có quan hệ với nguồn tài nguyên toàn cầu hạn chế và các vấn đề môi trường.

Cơ-điện tử và công nghệ hệ thống là những công nghệ tiên tiến tạo ra giá trị gia tăng cao. Chúng đem lại nhiều đơn vị sản xuất cho toàn bộ ngành công nghiệp chế tạo

và mang đến cuộc sống thuận lợi cho những con người hiện đại. Cụ thể, công nghệ hệ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌM NĂM 2025 CỦA HÀN QUỐC (Trang 32 - 33)