Giải pháp áp dụng khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG ĐÀ RẰNG . LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH (Trang 27 - 29)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.7.4 Giải pháp áp dụng khoa học công nghệ

3.7.4.1 Áp dụng công nghệ GIS (Hệ thống thông tin địa lý)

Các loại dữ liệu được cơ quan quản lý lưu trữ hiện nay chủ yếu là ở dạng CAD và giấy; các bản đồ ở dạng này lại thường mang hệ tọa độ tự do nên không có khả năng chồng ghép và kế thừa thông tin, ảnh hưởng đến việc cập nhật, chỉnh sửa dữ liệu một cách hệ thống. Do vậy, để đảm bảo việc quản lý được dễ dàng, thuận lợi thì việc thu thập dữ liệu, lưu trữ nên thực hiện trên nền tảng công nghệ GIS. Đáp ứng được nhu cầu về trao đổi, cập nhật dữ liệu nhanh chóng và chính xác.

3.7.4.2 Áp dụng công nghệ BIM (Building Information Modeling)

Công nghệ BIM là một quy trình quản lý và trao đổi thông tin dữ liệu từ nhiều chuyên ngành khác nhau trong lĩnh vực xây dựng. Việc ứng dụng BIM trong quản lý, QH, thiết kế, xây dựng công trình giúp các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, quản lý đô thị giảm được thời gian nghiên cứu, hoạch định chính sách, có được cái nhìn tổng quát, cụ thể trên nền giao diện mô hình 3D trực quan về sự phù hợp của QH, KTCQ, đấu nối hạ tầng kỹ thuật, … phục vụ quá trình xét duyệt QH, kiến trúc, cấp phép xây dựng, thanh tra xây dựng…

3.7.4.3 QL trật tự XD trực tuyến thông qua hệ thống camera giám sát

Đội trật tự xây dựng đô thị TP. Tuy Hòa, đội thanh tra xây dựng (thuộc sở xây dựng) hoàn toàn có thể ngồi tại cơ quan và mở mô hình BIM của công trình đang thi công (là mô hình xây dựng ảo giống hoàn toàn với công trình

sẽ được xây dựng) để kiểm tra đối chiếu với công trình đang thi công thực tế, thông qua hệ thống camera giám sát trực tuyến đã lắp đặt trên các tuyến đường. Từ đó dễ dàng phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp xây dựng vi phạm.

3.7.4.4 Quản lý thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền đô thị điện tử

Đề xuất hình thành trung tâm lưu trữ dữ liệu trực tuyến và áp dụng quản lý thủ tục hành chính theo mô hình chính quyền đô thị điện tử tại UBND TP. Tuy Hòa để quản lý KG, KT, CQ hai bên bờ sông Đà Rằng – Tp. Tuy Hòa nói riêng và toàn thành phố nói chung.

Kết luận chương 3

Để quản lý KG, KT, CQ hai bên bờ sông Đà Rằng – TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đạt được mục tiêu đề ra. Chính quyền địa phường cần thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ các giải pháp đề xuất trên.

PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Luận văn đã đề ra các giải pháp thiết thực để quản lý KG, KT, CQ hai bên bờ sông Đà Rằng – TP. Tuy Hòa nhằm đạt mục tiêu hình thành nên một KĐT chất lượng sống cao, hiện đại và lãng mạn bên sông; điểm thu hút khách đến vui chơi, giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng, … với những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, làng nghề, CQ tự nhiên được giữ gìn, tôn tạo tạo nên nét đặc thù riêng biệt.

Kiến nghị

-Cần điều chỉnh lại các đồ án QH xây dựng chi tiết hai bên bờ sông Đà Rằng để phù hợp; Phân vùng chức năng từng khu vực hợp lý.

-Sớm ban hành quy chế quản lý KG, KT, CQ hai bên bờ sông Đà Rằng, quy chế phối hợp các cơ quan ban ngành liên quan.

-Công tác quản lý trật tự cần được giám sát, theo dõi thường xuyên. -Áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý đô thị, thay đổi công cụ quản lý đã lỗi thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Trọng Bình (2009), Bài giảng môn học Pháp luật và quản lý

đô thị, Khoa sau đại học, Trường Đại học kiến trúc Hà Nội.

[2] Nguyễn Ngọc Châu (2010), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.

[3] Cục thống kê tỉnh Phú yên (2017), Niên giám thống kê tỉnh phú

Yên 2017, NXB Thống kê.

[4] Võ Kim Cương (2017), Chính sách đô thị, NXB Xây dựng, Hà Nội.

[5] Lưu Trọng Hải (2006), Từ những góc nhìn về kiến trúc cảnh quan đô thị, NXB Văn Nghệ, TP.HCM.

[6] Tạ Quỳnh Hoa (2018), QH đô thị có sự tham gia của cộng đồng

– các vấn đề lý thuyết và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, Tạp chí QH,

số 93/2018.

[7] Nguyễn Khởi (2018), Tổ chức KGKTCQ và chuyển tải những

giá trị đặc trưng tuyến phố ven sông Sài Gòn sang KĐT mới Thủ Thiêm, Tạp chí khoa học đại học Văn Lang, số 07/2018.

[8] Lê Thị Ly Na (2016), Tiếp cận mô hình tích hợp về tổ chức kiến

trúc cảnh quan quen sông, Tạp chí kiến trúc, số 07/2016.

[9] Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây dựng, Hà Nội.

[10] Ngô Quang Trung (2010), Khai thác và quản lý KGKTCQ dọc bờ sông Sài Gòn khu vực đô thị Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ, Đại học kiến trúc TP.HCM.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG ĐÀ RẰNG . LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)