Nghĩa của mô hình KSND KHNT

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG KẾT HỢP NÔNG TRẠI. LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC (Trang 27 - 33)

Góc độ khách tham gian, khách du lịch:

- Dành kỳ nghỉ cùng gia đình tại một nông trại.

- Là mô hình phù hợp cho trẻ em, người áp lực với công việc và người già, một cuộc vui bình yên ở vùng nông thôn ĐBSCL.

- Được sử dụng các sản phẩm nông trại tươi sạch như rau tươi, trái cây, thịt, sữa, trứng và các mặt hàng thực phẩm khác.

- Là nơi trải nghiệm một nền văn hóa nông thôn khác, đặc biệt là đối với du khách quốc tế.

Góc độ địa phương

- Quảng bá được hình ảnh du lịch địa phương đến với khu vực và trên thế giới, thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

- Phát triển kinh tế địa phương, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương tăng GDP cho vùng.

Góc độ nhà đầu tư

- Ngoài nguồn thu nhập chính từ dịch vụ khách sạn, nguồn thu nhập bổ sung từ hoạt động nông nghiệp.

- Khả năng liên kết với những du khách đến từ bên ngoài và làm cho họ biết về các hoạt động nông nghiệp trong KHND KHNT.

- Giới thiệu các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ và những người lớn tuổi. Là loại hình khách sạn nghỉ dưỡng kiểu mới.

Kết luận chương III

Dựa trên quan điểm và nguyên tắc đề xuất thiết kế, học viên đưa ra mô hình KSND KHNT về các mảng quy hoạch, kiến trúc, nội thất, cảnh quan, kết cấu,…và một số giải pháp điều hành .

Bên cạnh đó, với mong muốn giữ những bản sắc văn hóa cũng như những đặc trưng của ĐBSCL, học viên đã đưa vào một số phần phụ như mô hình nông trại, cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản,…

Những đề xuất này góp phần phát huy tiềm năng và thế mạnh nông nghiệp, đồng thời đa dạng hóa các loại hình KSND ở vùng ĐBSCL. Mặc dù mô hình KSND chỉ dừng lại ở mức đề xuất ý tưởng, tuy nhiên học viên cũng đã đề ra định hướng và mục tiêu rõ ràng để áp dụng mô hình này vào thực tế vùng ĐBSCL hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

1. Cuộc sống hiện đại khiến con người dần xa cách với thiên nhiên. Vì vậy khách du lịch có xu hướng chọn quay về với cây cỏ, thú vui điền viên nhưng vẫn phải tiện nghi, thoải mái. Việc phát triển mô hình nghỉ dưỡng mới không chỉ mang lại hướng đi mới trong kiến trúc nghỉ dưỡng mà còn tạo ra nguồn thu nhập cao.

2. Được xây dựng trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, mô hình KSND KHNT là phù hợp nhất cho vùng ĐBSCL.

3. Với phương châm: “Du khách tận hưởng các hoạt động trang trại và các dịch vụ khác được cung cấp khi đến nghỉ dưỡng”. Các nhóm giải pháp học viên đã đề xuất:

- Giải pháp định hướng quy hoạch;

- Giải pháp kiến trúc, nội thất, kết cấu;

- Giải pháp cảnh quan, giải pháp về nông trại;

- Giải pháp điều hành;

2. Kiến nghị

Đối với ngành du lịch: Ngành du lịch quan tâm đầu tư phát triển loại hình KSND KHNT cho vùng ĐBSCL nói riêng và các vùng du lịch ở Việt Nam

Đối với ngành xây dựng: Xây dựng các tiêu chuẩn quy hoạch và tiêu chuẩn thiết kế mới cho mô hình về mật độ xây dựng, tầng cao, diện tích tối thiểu trong các KSND KHNT vùng ĐBSCL.

Đối với các địa phương trong vùng ĐBSCL: cần có chính sách ưu đãi về thuế, giao đất đầu tư đối với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

Trong giới hạn thời gian và phạm vi nghiên cứu, học viên đã đề xuất được mô hình KSND KHNT cho vùng ĐBSCL. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khái niệm có thể phát triển thêm. Đây cũng là hướng mở ra mà học viên đề nghị cho các nghiên cứu sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Bé Ba, (2014), " Định hướng phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long", Tạp chí khoa học Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2012).

4. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, (2016), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long.

5. Hoàng Đạo Cầm, Hà Văn Siêu, (2010), Một số định hướng và giải pháp chung phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020,, Đề tài nghiên cứu khoa học.

6. Hiệp hội Du lịch vùng ĐBSCL, (2016).

7. Trần Quốc Hương, (2015), Giải pháp kiến trúc resort theo xu hướng địa phương tại khu vực Bãi Sao - Phú Quốc, Luận văn thạc sĩ.

8. Trần Đăng Khoa, (2016), Quy hoạch không gian phục vụ du lịch sông nước Thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Quy hoạch vùng và đô thị.

9. Lương Chấn Lễ, (2015), Kiến trúc resort tại Phú Quốc, Luận văn thạc sĩ.

10. Nguyễn Văn Mạnh, (2011), Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa,

Luận văn thạc sĩ kinh tế.

11. Nguyễn Hoàng Phương, (2017), Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trong hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế.

12. Nguyễn Phước Quý Quang, (2013), Du lịch làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long - một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch.

13. Sở Giao thông Vận tải các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, (2015), Tổng hợp số liệu.

14. Nguyễn Văn Tất, (2007), "Resort đối tượng nhiều bí ẩn của kiến trúc sư", Tạp chí Kiến trúc số 146, tháng 6/2007.

15. Huỳnh Quốc Thắng, (2011), Văn hóa sinh thái sông, biển & Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long.

16. Lê Đức Thắng, (2007), " Resort một loại hình khu nghỉ ngơi du lịch đang được phát triển ở Việt Nam", Tạp chí Kiến trúc số 146, tháng 6/2007.

17. Trần Ngọc Thêm, (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

18. Thông tấn xã Việt Nam, (2013). 19. Tổng cục du lịch Việt Nam, (2015). 20. Tổng cục thống kê, (2015).

21. Tổng cục thống kê, (2017).

22. Đàm Thu Trang, (2007), "Tạo lập bản sắc các khu resort trên cơ sở khai thác điều kiện tự nhiên và tiềm năng của từng vùng",

Tạp chí Kiến trúc số 146, tháng 6/2007.

23. Tạ Trường Xuân, (2015), Nguyên lý thiết kế Khách sạn, Nhà xuất bản Xây dựng.

Tiếng Anh

24. Adrienne Schmitz, (2008), "Resort development (Development Handbook series)", Urban Land Institue.

25. Agnes E. Van Den Berg, Mariëtte HG Custers, (2011), "Gardening promotes neuroendocrine and affective restoration from stress.", Journal of health psychology 161, pp. 3-11.

26. Aime J. Sommerfeld, Tina M. Waliczek, Jayne M. Zajicek, (2010), "Growing minds: evaluating the effect of gardening on quality of life and physical activity level of older adults",

HortTechnology 204, pp. 705-710.

27. Christopher Lowry et al., (2007), "Identification of an Immune- Responsive Mesolimbocortical Serotonergic System: Potential Role in Regulation of Emotional Behavior", Neuroscience online.

28. Detweiler et al., (2012), "What Is the evidence to support the use of therapeutic gardens for the elderly", Psychiatry investigation, 9 (2), pp. 100-110.

29. E. Ekblom-Bak, B. Ekblom, M. Vikstrom, U. de Faire, et al, (2013), "The importance of non-exercise physical activity for cardiovascular health and longevity", British Journal of Sports Medicine.

30. G.Davies, et al., (2014), The benefits of gardening and food growing for health and wellbeing, London Garden Organic and Sustain.

31. Hitesh Mehta, (2010), "Authentic Ecolodges", New York: Harper Collins,, pp. 10.

32. Josie Glausiusz, (2007), "Mind & Brain/Depression and Happiness – Raw Data “Is Dirt the New Prozac?", Discover Magazine.

33. Masashi Soga, Kevin J. Gaston, Yuichi Yamaura, (2017), "Gardening is beneficial for health: A meta-analysis",

Preventive Medicine Reports 5, pp. 92-99.

34. Rohana P Mahaliyanaarachchi, (2015), Agri tourism farm & farm stay, Department of Agri Business Management, Faculty of Agricultural Sciences Sabaragamuwa.

35. The internetional Ecotourism society, (2015), "What is eco- tourism?", Online.

36. University of Utah, (18 April 2013), "Community gardens may produce more than vegetables", ScienceDaily.

37. Wood, Megan Epier, (2002), "Ecotourism: Principles, Practices & Policies for Sustainability", United Nations Environment Programme 1, pp. 14.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH KHÁCH SẠN NGHỈ DƯỠNG KẾT HỢP NÔNG TRẠI. LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)