Thực hiện thực nghiệm xây dựng mô hình xử lý nước thải sau biogas bằng công nghệ đất ướt

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC CHĂN NUÔI SAU XỬ LÝ BIOGAS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh (Trang 28 - 30)

sau biogas bằng công nghệ đất ướt

Trên cơ sở các quy trình công nghệ đã lựa chọn, đề tài thực hiện thành công 01 mô hình xử lý nước thải chăn nuôi sau biogas công suất 2m3

bằng bể lắng kết hợp với công trình đất ướt. Kết quả vận hành cho thấy nồng độ các chất ô đạt yêu cầu đầu ra là giảm thiểu nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải sau biogas ≥50% so với đầu vào, cụ thể TSS đạt 97%; BOD5đạt 72%; COD đạt 70%; N-T đạt 77%; Coliform 95 %đạt được tiêu chí đặt ra về giảm thiểu chất ô nhiễm đối với môi trường, dễ vận hành, phù hợp với quy mô hộ gia đình.

KIẾN NGHỊ

1. Chính quyền thành phố cần quan tâm đầu tư hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung cho khu vực

2. Sở Tài Nguyên và Môi trường hỗ trợ địa phương thực hiện kết quả nghiên cứu từ nguồn kinh phí Đề án thành phố Môi trường.

3. Chính quyền địa phương : UBND huyện Hòa Vang; UBND quận Liên Chiểu là những địa phương có quy hoạch vùng chăn nuôi cần có chỉ đạo để chính quyền các xã phổ biến các biện pháp xử lý chăn nuôi đến các hộ dân

4. Hộ gia đình chăn nuôi

- Đối với hộ dân được hỗ trợ mô hình: Duy trì mô hình xử lý nước thải sau biogas bằng bể lắng + công trình đất ướt và sẵn sang hỗ trợ, hướng dẫn các hộ dân khác có nhu cầu nhân rộng.

- Đối với các hộ dân có nhu cầu xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng biogas kết hợp với xử lý nước thải sau biogas bằng công trình đất ướt thì lưu ý

+ Khi xây dựng, lắp đặt các hầm biogas cần lưu ý về địa điểm xây dựng lắp đặt, lựa chọn vật liệu đúng yêu cầu đảm bảo cho công trình kín nước và kín khí.

+ Xây dựng đúng kích thước các công trình phù hợp với quy mô số lượng con vật nuôi, đảm bảo độ cao giữa các công trình và khoách cánh cách ly giữa công trình xử lý chất thải với nhà ở của người dân phù hợp. Vận hành đúng yêu cầu kỹ thuật

Ngày 27 tháng 12 năm 2018

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI THỦ TRƯỞNG TỔ CHỨC

(Họ tên và chữ ký) CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.https://sokhcn.vinhphuc.gov.vn 2. https://danang.gov.vn

3. https://hoavang.danang.gov.vn

4. TCVN 7957:2008- Thoát nước- Mạng lưới bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế.

5. PGS.TS. Bùi Hữu Đoàn và tập thể tác giả, 2011, Bài giảng Quản lý chất thải chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Trương Thanh Cảnh, 1998, Chất thải chăn nuôi heo, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

7. TS Huỳnh Anh Hoàng, 2017, Báo cáo tổng kết “Đề tài Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường nông thôn và hỗ trợ xây dựng nông thôn ở Hoà Vang và xây dựng thành phố môi trường”

8. Cục chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Tổ chức phát triển Hà Lan SNV,2011, Công nghệ khí sinh học quy mô hộ gia đình, Văn Phòng Dự án khí sinh học Trung ương –BPD/Cục chăn nuôi, Hà Nội

9. Lê Anh Tuấn,2007,Xử lý nuớc thải ao nuôi cá nuớc ngọt bằng ðất ngập nuớc kiến tạo, Khoa Công nghệ, Trường Ðại học Cần Thơ

10.http://www.baomoi.com/Dung-dat-ngap-nuoc-kien-tao-de-xu-

ly-nuoc-thai-ao-nuoi/148/5263906.epi

11. Trường ĐH Xây Dựng Hà Nội, 2006. Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc trồng cây dòng chảy thẳng đứng trong điều kiện Việt Nam, Hà Nội.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC CHĂN NUÔI SAU XỬ LÝ BIOGAS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Linh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)