Quản lý chất thải ao hiệu quả được thực hiện cả trong và sau quá trình nuôi tôm, gồm ba cách hữu ích nhất là kiểm soát, xử lý và tái sử dụng.
Thứ nhất, quản lý kiểm soát giúp giảm thiểu việc xả chất thải bùn chưa được xử lý vào môi trường tự nhiên bằng một số cách như tăng cường sục khí, quản lý thức ăn, hạn chế sự xói mòn bờ ao, áp dụng các chất oxy hóa, sử dụng men vi sinh, các hợp chất phân hủy sinh học, sục khí đáy,…
Thứ hai, quản lý loại bỏ việc thiết kế hệ thống thoát nước trung tâm, hố xi phong ở giữa ao hay máy hút bùn, giúp giảm các chất dinh dưỡng hữu cơ dư thừa, tránh hiện tượng tảo nở hoa, mặt khác cũng làm giảm sự tích tụ của các khí độc như ammonium hay sulfide ở đáy ao.
Thứ ba, việc xử lý và tái sử dụng bùn thải nhằm mục đích giảm khối lượng, độc tính của chất thải, làm giảm ảnh hưởng đến môi trường, tuy nhiên cần được điều chỉnh sau mỗi vụ nuôi để phù hợp với mức độ sản xuất chất thải, điều kiện môi trường và yêu cầu của chính phủ. Chất thải không được thải trực tiếp ra môi trường mà cần một hệ thống quản lý phù hợp, tránh tình trạng gây hại cho đất.
KẾT LUẬN
Mỗi sự vật, hiện tượng đều có tính hai mặt, sự phát triển đất nước cũng vậy. Bên cạnh những tòa nhà cao tầng, những khu dân cư đông đúc, các nhà máy, sự hiện đại, tân tiến lại chính là những hệ lụy về môi trường đất. Nhưng chúng ta không thể vì mục tiêu môi trường mà ngừng lại, không bắt nhịp theo guồng quay của xu thế công nghiệp hóa
– hiện đại hóa trên toàn cầu, mà trở nên tụt hậu so với thế giới. Điều quan trọng là chúng ta cần kết hợp sử dụng đi đôi với cải tạo để đạt được sự phát triển bền vững, luôn luôn phải cân nhắc bài toán về chất lượng môi trường và các lợi ích kinh tế. Dù cho kinh tế có phát triển đến đâu, nhưng nếu môi trường đồng thời bị hủy hoại thì mọi thành tựu kinh tế sẽ không còn giá trị gì nữa, sự giàu có về của cải, tiền bạc lúc đó rồi cũng không thể mua được một môi trường khỏe mạnh. Bởi vậy, hành động khôn ngoan nhất là phải biết kết hợp cả hai. Với bài tiểu luận “Phân tích nguyên nhân kinh tế gây suy thoái đất nông – lâm nghiệp và đất ngập nước ở Việt Nam hiện nay”, chúng em hi vọng mang lại được những hiểu biết đầy đủ, có hệ thống hơn về môi trường đất và hiện tượng suy thoái đất, cũng như góp phần chỉ rõ và làm nổi bật lên các nguyên nhân, để mọi người nhận thức sâu sắc hơn về những gì đất đai đang phải gánh chịu, chứ không chỉ là nắm bắt vấn đề này một cách sơ sài, thiếu hệ thống.