Hợp tác quốc tế trong bảo về môi trường du lịch

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế môi trường phân tích ảnh hưởng của sự phát triển du lịch tới môi trường sinh thái tại việt nam (Trang 32 - 34)

Có thể thấy ngành du lịch liên quan rất chặt chẽ đến các nước trên thế giới, do đó cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia nhằm phát triển du lịch một cách bền vững cũng như bảo vệ môi trường chung của thế giới. Nhận ra tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế trong việc phát triển du lịch, nhà nước đã ban hành bộ luật du lịch trong đó có những điều quy định cụ thể về việc hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch. Cụ thể như sau:

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch. ( Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ - phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010)

Chủ động tham gia hợp tác song phương, đa phương, khai thác tốt quyền lợi hội viên và thực hiện nghĩa vụ của mình. Chuẩn bị các điều kiện để hội nhập du lịch ở mức cao, trước hết là chuẩn bị các điều kiện để khai thác những yếu tố về du lịch trong việc thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, cũng như khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phần trên thị trường truyền thống và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mới.

Khuyến khích và tạo điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư du lịch ra nước ngoài. Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ du lịch với các nước để vừa tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lí…, vừa tiếp tục tạo lập và nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực cũng như trên toàn thế giới.

KẾT LUẬN

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa rất cao. Sự tồn tại và phát triển du lịch có tác động đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có môi trường; sự tồn tại và phát triển của du lịch gắn liền với môi trường, du lịch chỉ phát triển tốt khi môi trường được bảo vệ.

Bảo vệ môi trường là vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với hoạt động du lịch, bởi môi trường không những là điều kiện để diễn ra các hoạt động du lịch mà còn là yếu tố quyết định sự hấp dẫn du lịch đó. Nếu như du lịch phát triển được là nhờ sự hấp dẫn du lịch thì môi trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển này, đặc biệt là trong xu hướng phát triển du lịch bền vững. Trong đó, việc bảo vệ môi trường cần được nhìn nhận dưới góc độ nghiên cứu khả năng sức chứa của điểm đến du lịch để không dẫn tới tình trạng quá tải, tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường sống.

Trong thời gian qua, sự tăng trưởng của hoạt động du lịch tại một số điểm đến như Đà Lạt, Sa Pa, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hạ Long, Nha Trang đã làm cho môi trường nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến tác động tiêu cực đối với du khách và cộng đồng địa phương. Giải quyết bài toán tăng trưởng du lịch phải tính đến khả năng sức chứa của điểm đến. Bảo vệ môi trường du lịch là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển du lịch mà các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cả du khách phải nhìn nhận đúng và có những hành động đúng để cùng phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ này. Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan với vấn đề bảo vệ môi trường trong du lịch, đề ra những chính sách quản lý môi trường du lịch phù hợp; hướng dẫn cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên, xử lý rác thải; quy hoạch chi tiết các điểm, khu du lịch, đề ra các quy định, giáo dục người dân có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái ở các điểm, khu du lịch...

Ngoài ra, cũng cần có những chiến lược, chương trình đánh giá hàng năm về công tác bảo vệ môi trường trong du lịch; đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyền nhân dân ở các vùng, điểm du lịch làm tốt công tác vệ sinh môi trường, tạo phong cách giao tiếp lịch sự với du khách, nâng cao nhận thức về tài nguyên du lịch và phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế môi trường phân tích ảnh hưởng của sự phát triển du lịch tới môi trường sinh thái tại việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w