CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ, NGĂN NGỪA TÁC HẠI CỦA MƯA AXIT TẠI VIỆT NAM
3.2.3 Nâng cao ý thức phòng tránh
Con người thường có thói quen hứng nước mưa để sử dụng vì cho rằng nước mưa rơi từ trên trời xuống, sạch, không có chất độc hại. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, không nên hứng nước từ những cơn mưa đầu mùa vì có nguy cơ chứa nhiều chất bẩn nhất. Trong thời đại công nghiệp hóa như hiện nay, khí thải từ các nhà máy sẽ ngưng tụ lại cùng với mưa, do đó tại các khu đô thi, nước mưa không còn sạch như trước nữa.
Khi muốn sử dụng nước mưa để ăn uống, để đảm bảo an toàn, người dùng có thể trang bị thêm các thiết bị lọc nước để có được nguồn nước sạch hơn. Nước mưa có độ axit cao, do đó trang bị thêm những loại máy lọc có bổ sung lõi Alkaline để cân bằng pH trong nước.
KẾT LUẬN
Mưa axit ngày càng trở nên phố biến, xảy ra với mức độ ngày càng trầm trọng, gây thiệt hại nặng nề và khó có thể đo lường hết được. Tuy nhiên, do đặc tính tác động từ từ nên những hệ quả do mưa axit gây ra thường mất nhiều thời gian để nhận biết. Vì thế, hiện tượng này chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Mặt khác, các chất khí độc tích tụ trong không khí có thể lan đi rất xa so với khu vực phát thải, gây nhiều khó khăn cho việc dự báo và phòng tránh.
Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm do nồng độ SO2 và NOx cao là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Các khí này được sinh ra do các quá trình tự nhiên, nhưng phần lớn là do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Các giải pháp được đưa ra tập trung vào việc hạn chế các khí này bằng cách tối thiểu hóa lượng khí sinh ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt, hoặc tận dụng lượng khí này làm nguyên liệu đầu vào cho các hoạt động sản xuất khác. Ngoài ra, con người cũng cần phải nâng cao ý thức hơn trong việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng cũng như chủ động phòng ngừa các tác hại của mưa axit đến môi trường sống cũng như các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Việt Nam là một nước đang phát triển với hoạt động sản xuất công nghiệp xảy ra mạnh mẽ, tuy nhiên vấn đề môi trường lại chưa được coi trọng đúng mức khiến cho tình trạng phát thải các khí gây mưa axit xảy ra nghiêm trọng. Mặt khác, Việt Nam lại nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, lại có đường bờ biển dài, do đó lượng mưa trung bình năm là rất lớn, trải dài theo chiều dọc của lãnh thổ. Chính vì hai điều này, tình trạng mưa axit ở Việt Nam ngày một đáng báo động. Những thiệt hại của bà con nông dân trông dứa ở Lào Cai, Nghệ An chỉ là những ví dụ dễ thấy nhất về ảnh hưởng của mưa axit nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung. Những vụ việc gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng như thế này rất cần các cơ quan chính quyền vào cuộc để ngăn chặn kịp thời và khắc phục hậu quả khi chưa quá muộn.
Để hoàn thành tốt bài nghiên cứu này, chúng em xin gửi lời chân thành cảm ơn cô Lê Thu Trang, Thạc sĩ giảng dạy bộ môn Kinh tế môi trường, Trường Đại học Ngoại Thương đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em trong quá trình nghiên cứu.