Hiện nay( từ đầu tháng 3/2020), do ảnh hưởng của dịch bệnh do virus COVID - 19 gây ra, Hà Nội đã ghi nhận mật độ xe cộ lưu thông và dân số trong vùng giảm đáng kể so với thời điểm tháng 12/2019. Tuy nhiên, tình hình chất lượng không khí Hà Nội hiện tại vẫn rất đáng lo ngại. Trong bối cảnh học sinh đang nghỉ học, đường phố không ùn tắc nhưng kết quả quan trắc như vậy thực sự là vấn đề, chứng tỏ vẫn có những nguồn gây ô nhiễm khác từ hoạt động sản xuất.
Trong điều kiện khí hậu ngày càng khắc nghiệt do ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu, dự đoán tình hình ô nhiễm không khí sẽ vẫn tiếp diễn nghiêm trọng nếu không có sự vào cuộc xử lí mạnh mẽ. Khí hậu bất lợi như sương mù, nắng gắt thường xuyên, khiến các nguồn ô nhiễm tích tụ không phát tán được, chất lượng không khí có thể không những không cải thiện mà còn xấu đi.Trước diễn biến này, Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài
nguyên - môi trường Hà Nội khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi đi ra đường để giảm thiểu tác động từ ô nhiễm không khí.
Trong thời gian tới, nếu có những chính sách và giải pháp cứng rắn để giảm thiểu ô nhiễm không khí, Hà Nội vẫn có thể lấy lại được chất lượng không khí ở mức an toàn. Nhưng việc hồi phục không thể hoàn tất trong thời gian ngắn, mà có thể mất đến gần thập kỉ, như kinh nghiệm nhãn tiền của Trung Quốc. Việc hồi phục môi trường không khí tại Hà Nội có thể sẽ còn khó khăn hơn bởi càng ngày khí hậu và tình hình dân cư càng trở nên bất lợi cho việc khôi phục. Bởi vậy, cần có những giải pháp và chính sách kịp thời ngay từ lúc này để cứu lấy bầu khí quyển của thủ đô.
III. Giải pháp
1. Biện pháp kỹ thuật:
Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn
Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.
2. Biện pháp quy hoạch:
Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm. Nếu không tiện sử dụng xe buýt, bạn có thể dùng chung xe với người khác. Ví dụ, khi bạn và đồng nghiệp cần đến cùng một địa điểm, các bạn hãy đi chung xe. Việc giảm thiểu tối đa các phương tiện giao thông cá nhân là một cách bảo vệ môi trường không khí rất thiết thực.
Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc. Hơn thế nữa, Cây xanh giúp thanh lọc không khí cả trong và ngoài nhà. Nếu bạn sống ở nơi đô thị chật
hẹp, hãy cố gắng để nhiều chậu cây trong các phòng và cầu thang. Nếu bạn sống ở những không gian rộng hơn, hãy đảm bảo khuôn viên nhà bạn trồng thật nhiều cây xanh. Nhờ đó, bạn không chỉ được sống trong không khí trong sạch mà còn góp phần cải thiện chất lượng không khí nói chung.
3. Sinh hoạt và dịch vụ
Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Điều này là bởi rất nhiều nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy để tạo ra điện năng cho mọi người sử dụng. Tại Việt Nam, nhiệt điện đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống điện quốc gia. Nếu tất cả mọi người cùng tiết kiệm điện, lượng điện được tiêu thụ sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, lượng nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy cũng giảm xuống. Và lâu dài, chắc chắn chất lượng môi trường không khí sẽ được cải thiện.
Sử dụng năng lượng sạch. Đây không chỉ đơn giản là các biện pháp bảo vệ môi trường không khí, mà còn là những cách giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể.
Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Ngày nay, các thiết bị điện xuất hiện ở mọi lúc và mọi nơi trong cuộc sống. Chỉ cần thiếu đi một thiết bị, bạn có thể gặp không ít rắc rối. Trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị khác nhau cho bạn lựa chọn. Bên cạnh việc cân nhắc về các tính năng của chúng, bạn cũng cần cân nhắc về lượng điện mà các thiết bị tiêu thụ. Hãy chọn các thiết bị tiêu tốn ít điện năng. Thực tế cho thấy những thiết bị giúp tiết kiệm điện không hề có những tính năng thua kém các thiết bị khác.
Giảm các hoạt động đốt cháy như là đốt bếp than, đốt bếp củi, hút thuốc lá,... Những hoạt động đốt cháy này làm tăng lượng bụi mịn trong không khí. Bạn và người thân trong gia đình sẽ là những đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí đang gia tăng ở Hà Nội. Bái toán giải quyết vấn đề này khá phức tạp đòi hỏi phải xác định được mức độ ô nhiễm, nhận dạng các quy luật diễn biến chất ô nhiễm và nguồn phát sinh để từ đó có hướng xử lý đúng.
Nước ta đang phát triển theo hướng bền vững, trong đó bảo vệ môi trường là mục tiêu có tính chiến lược. Chúng ta đang phải đối mặt trước hiểm họa do thiên tai gây ra ngày càng khốc liệt hơn, gây thiệt hại lớn hơn, khó lường hơn bởi biến đổi khí hậu. Do đó hơn lúc nào hết, câu chuyện về bảo vệ môi trường không chỉ là chuyện ở tầm vĩ mô của Chính phủ, của Nhà nước, mà đó còn là nhận thức, trách nhiệm của mỗi công dân, của toàn xã hội trong cuộc sống thường ngày.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Xuân Cơ (2005). Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm bụi ở thành phố Hà Nội và đề xuất các giải pháp khắc phục
2. Tài liệu thông tin chuyên đề : “Giữ gìn môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội
- EVIRONMENTAL PROTECHTION IN SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT”số
4 - 2012 https://library.fes.de/pdf-files/bueros/vietnam/09862.pdf
3. Friedman, “BreezoMeter's Air Quality Index: A Global Solution, Street-level Resolution”, https://blog.breezometer.com/breezometers-air-quality-index (truy cập ngày 22/03/2020)
4. Tổng cục Môi Trường, 2019, quyết định số 1459/QĐ-TCMT về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI).