Số năm kinh nghiệm khai thác thủy sản (canh tác nông nghiệp):

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvier, 1831)Ở TỈNH CÀ MAU (Trang 30)

TT Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Dự kiến nơi công bố

(Tạp chí, Nhà xuất bản)

Ghi chú

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Giải pháp bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá cá dầy ở tỉnh Cà Mau.

Đạt – Xuất bản

Nhà xuất bản Đại học Cần thơ, hay tạp chí khoa học TT thông tin và chuyển giao công nghệ Cà Mau.

2 Kỹ thuật ương giống cá dầydưới ảnh hưởng của mật độ và

thức ăn đến tăng trưởng. Đạt – Xuất bản

Nhà xuất bản Đại học Cần thơ

3

Phát triển kỹ thuật nuôi thương phẩm cá dầy trong các mô hình nuôi thương phẩm khác nhau.

Đạt – Xuất bản Nhà xuất bản Đại học Cần thơ

4

Các giải pháp kỹ thuật bảo vệ, quản lý và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy ở tỉnh Cà Mau.

Đạt – Xuất bản Nhà xuất bản Đại học Cần thơ

22.2. Trình độ khoa học của sản phẩm (Dạng II & III) so với các sản phẩm tương tự hiện có (Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các yêu cầu khoa học cần đạt của các sản phẩm của đề tài).

Sản phẩm hình thành từ hoạt động nghiên cứu của đề tài với (1) qui trình công nghệ sản xuất giống cá dầy (qui trình kỹ thuật sinh sản và ương giống) và (2) qui trình công nghệ nuôi cá dầy thương phẩm trong ao…dưới khía cạnh khoa học công nghệ thì đây là 2 qui trình kỹ thuật góp phần quan trọng vào quá trình bảo vệ, khai thác hợp lí và phát triển bền vững nguồn lợi cá dầy quí hiếm ở địa phương. Các thông số khoa học - công nghệ từ các qui trình kỹ thuật được xây dựng, hình thành trên cơ sở phân tích và khảo sát đặc điểm sinh thái cá dầy, các đặc tính dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh học sinh sản cá dầy, làm nền tảng căn bản để đề xuất các qui trình công nghệ nuôi vỗ thành thục sinh dục và sinh sản cá dầy, cũng như qui trình công nghệ ương giống và nuôi cá dầy thương phẩm trong ao đất và bể lót bạt đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững. Hiện nay trên thế giới nói chung và các nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng hoàn toàn chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về cá dầy, chủ yếu nghiên cứu về hình thái cấu tạo và phân loại cá dầy. Gần đây có một số công trình nghiên cứu về sinh học, kỹ thuật sản xuất giống cá dầy. Tuy nhiên giá trị số liệu thu được vẫn còn khá ít và biến động nhiều. Do vậy, trong điều kiện sinh thái các loại hình thủy vực ở tỉnh Cà mau, khi đề tài được đầu tư nghiên cứu - ứng dụng thành công trong thực tiễn sẽ góp phần xây dựng tốt cơ sở lý luận cho việc hình thành các qui trình công nghệ nhằm góp phần khai thác và bảo vệ hợp lý nguồn lợi cá dầy trước nguy cơ khai thác ngày càng quá mức của người dân, đồng thời đề tài cũng góp phần cung cấp những số liệu khoa học cơ sở về loài cá này, giúp cho các nhà khoa học thủy

sản tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn về kỹ thuật và hiệu quả nuôi vỗ thành thục sinh dục và kích thích sinh sản cá dầy. Dự kiến với sự thành công trong nghiên cứu sinh sản cá dầy, sức sinh sản của cá tốt, kết hợp khả năng ương giống với tỉ lệ sống cao, chất lượng giống tốt, thuận lợi cho người sản xuất giống và cả những người đầu tư nuôi thương phẩm loại cá nầy trong nước và các quốc gia trong khu vực.

22.3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học

TT Cấp đào tạo Số lượng Chuyên ngành đào tạo Ghi chú

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Đại học 2 Nuôi trồng thủy sản

2 Thạc sỹ 1 Nuôi trồng thủy sản

22. 4. Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng

Sản phẩm của đề tài nghiên cứu thành công là (1) tạo ra các qui trình công nghệ cùng các sản phẩm cá giống và nuôi cá dầy thương phẩm sản xuất từ các vùng như: huyện U-Minh, Trần Văn Thời và huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau sẽ được địa phương đăng ký thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu đối với các qui trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong điều kiện đặc biệt của huyện U-Minh, huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình ở tỉnh Cà Mau, Địa phương nổi tiếng với sự phong phú về nguồn lợi cũng như trữ lượng cá đồng nhất trong cả nước.

23 Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

23.1. Khả năng về thị trường (Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nêu tên và nhu cầu khách hàng cụ thể nếu có; điều kiện cần thiết để có thể đưa sản phẩm ra thị trường?)

Cá dầy là loài cá đồng quí hiếm, đôi lúc được khai thác dưới dạng cá cảnh. Cá có chất lượng thịt cá thơm ngon, được nhiều người tiêu dùng ưa thích và có giá cao trên thị trường (120.000 – 160.000 đ/kg). Do vậy, đề tài khi nghiên cứu thành công sẽ được tiếp tục triển khai, ứng dụng, phát triển mở rộng trong thực tiễn, nhằm đáp ứng nhu cầu chủ động cung cấp con giống cho người ương nuôi, cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng và sau cùng với năng suất và sản lượng cá dầy tạo ra qua các phương thức chủ động ương nuôi cá thương phẩm ở địa phương ngày càng hoàn thiện, nguồn lợi cá dầy trong tự nhiên từng bước được khôi phục và phát triển tốt trong tương lai, cá dầy sẽ là một loại đặc sản qui hiếm, sạch, chất lượng, bán giá cao, lợi nhuận mang lại nhiều trong điều kiện thị trường rất dễ dàng.

23.2. Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh

(Khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm)

Thông qua một số thông tin ghi nhận ban đầu cho thấy, với sức sinh sản của cá khá tốt và chất lượng thịt ngon, giá thị trường cao, kết quả nghiên cứu thành công của đề tài sẽ góp phần mang lại lợi nhuận rất lớn cho người sản xuất, đồng thời đáp ứng cho nhu

cầu của người sản xuất và tiêu dùng với chất lượng sản phẩm tốt, chất lượng thịt cá được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, có sức cạnh tranh cao ngoài thị trường do chất lượng thịt ngọn và quí hiếm, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, làm nền tảng rất tốt để có thể ứng dụng vào sản xuất ở địa phương rất thuận lợi, góp phần tạo ra sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng của xã hội một cách thiết thực.

23.3. Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu

Do chất lượng sản phẩm cá dầy rất tốt và thơm ngon, hấp dẫn người tiêu dùng nên việc nghiên cứu thành công của đề tài sẽ tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho việc ứng dụng sản xuất và liên kết hợp tác sản xuất giữa các thành phần kinh tế trong vùng và địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất mở rộng giữa các thành phần kinh doanh trong xã hội, chủ động tạo ra nhiều sản phẩm cá dầy có chất lượng, sạch mang thương hiệu đặc trưng của địa phương U-minh tỉnh Cà Mau, mang lại hiệu quả lợi nhuận và thuận lợi cho các thành phần xã hội tham gia liên kết sản xuất đối tượng nầy đạt hiệu quả cao.

23.4. Mô tả phương thức chuyển giao

(Chuyển giao công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo hình thức trả dần theo tỷ lệ % của doanh thu; liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp vốn với đơn vị phối hợp nghiên cứu hoặc với cơ sở sẽ áp dụng kết quả nghiên cứu theo tỷ lệ đã thỏa thuận để cùng triển khai sản xuất; tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu tạo ra…)

Tất cả các qui trình kỹ thuật sau khi nghiên cứu thành công sẽ được tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho Sở khoa học và công nghệ tỉnh Cà Mau quản lý. Trong điều kiện quản lý của tỉnh Cà Mau, các cơ quan quản lý chuyên môn cùng các đơn vị sản xuất nông nghiệp – thủy sản nếu có nhu cầu tiếp nhận và ứng dụng các qui trình công nghệ sản xuất giống và ương nuôi cá dầy thương phẩm, thì thông qua các đợt tập huấn kỹ thuật và thực nghiệm sản xuất thực tế ở địa phương, hoạt động chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi cá dầy thương phẩm sẽ được thực hiện một cách chuẩn mực, đạt mục tiêu về kỹ thuật và hiệu quả, Các đơn vị tham gia khai thác, bảo vệ và ứng dụng phát triển sản xuất có thể bao gồm:

+ Trung tâm thông tin và ứng dụng khoa học - công nghệ, Sở Khoa học và công nghệ Cà Mau,

+ Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau + Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau + Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau

+ Các Cty sản xuất và kinh doanh thủy sản (Cty U-Minh….)

+ Các cơ sở sản xuất giống thủy sản, hợp tác xã và trại giống ở các địa phương của tỉnh Cà Mau

24

Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả của đề tài

Phạm vi và các cơ sở sản xuất, địa chỉ có thể khai thác và ứng dụng tốt kết quả nghiên cứu và phát triển sản xuất cá dầy trong điều kiện của địa phương bao gồm:

+ Trung tâm thông tin và ứng dụng khoa học - công nghệ, Sở Khoa học và công nghệ Cà Mau,

+ Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau + Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau + Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau

+ Các cơ sở sản xuất giống thủy sản, các hợp tác xã ở các địa phương của tỉnh Cà Mau + Cty sản xuất kinh doanh lâm ngư kết hợp (Cty U-minh), các lâm ngư trường tỉnh Cà Mau.

+ Các hộ và trang trại sản xuất giống và nuôi cá dầy thương phẩm, các hợp tác xã.

25 Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

25.1. Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

(Nêu những dự kiến đóng góp vào các lĩnh vực khoa học công nghệ ở trong nước và quốc tế)

Đề tài tổ chức nghiên cứu thành công sẽ góp phần làm tăng sự hiểu biết về các loài cá nước ngọt bản địa mới, có triển vọng kinh tế phân bố khá đặc trưng ở vùng ĐBSCL - Việt Nam và làm cơ sở khoa học tốt cho các nghiên cứu tiếp theo như nghiên cứu đặc điểm sinh lý, di truyền, chọn giống, lai tạo và bảo vệ một cách hiệu quả nguồn lợi cá đồng, đồng thời dẫn liệu từ đề tài sẽ làm cơ sở tốt cho việc phát triển mở rộng đối tượng ương nuôi thương phẩm với các phương thức tác động ương nuôi thích hợp mang lại hiệu quả cao cho người sản xuất ở địa phương gắn kết với điều kiện biến đổi khí hậu, hạn hán, nhiệt độ tăng cao – nước biển dâng ở địa phương tỉnh Cà Mau trong tương lai.

25.2. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

+ Bên cạnh các cơ sở dữ liệu khoa học thu được từ hoạt động nghiên cứu ứng dụng sản xuất cá dầy, sự hình thành qui trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá dầy sẽ là cơ sở quan trọng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các Trung tâm giống Thủy sản, cơ sở sản xuất giống thủy sản ở địa phương cùng các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Cà Mau chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, sản xuất và cung cấp con giống cá dầy cho người ương nuôi thích ứng với các loại hình thủy vực, đồng thời góp phần bảo vệ và phát triển tốt nguồn lợi cá quí hiếm nầy ở địa phương.

+ Tham gia đào tạo cán bộ KH & CN cho tỉnh Cà Mau, Cần Thơ và vùng ĐBSCL.

chuyên ngành nuôi trồng Thủy sản và bảo vệ nguồn lợi.

• Đào tạo, bồi dưỡng 5 - 10 cán bộ kỹ thuật và 30 – 50 nông dân nuôi thủy sản cho các trung tâm nghiên cứu và cơ sở ứng dụng sản xuất giống thủy sản ở địa phương. Lực lượng cán bộ kỹ thuật và nông dân tiên tiến nầy sẽ là lực lượng nồng cốt trong việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện kỹ thuật sản xuất, chủ động cung cấp con giống cho người ương và nuôi cá dầy ở tỉnh Cà Mau trong tương lai.

25.3. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường

(Nêu những tác động dự kiến của kết quả nghiên cứu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường)

Phát triển đối tượng nuôi mới (cá dầy), đặc biệt là các loài cá bản địa, cá đồng có giá trị và triển vọng kinh tế cao ở địa phương là hoạt động nghiên cứu rất cần thiết, góp phần tạo ra sự đa dạng về loài và mô hình ương nuôi, làm cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng đất và mặt nước trong các thủy vực ở địa phương. Ngoài cá chình, cá bống tượng, cá sặc rằn, cá trê vàng đã và đang được nhiều địa phương đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khá hoàn thiện các qui trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm gắn kết với các điều kiện sinh thái ở các địa phương, thì cá dầy một loại đặc sản quí hiếm của địa phương

thời gian qua, tuy chưa được đề cập và nghiên cứu nhiều nhưng có thể thấy đây là một trong những loài cá nuôi có triển vọng khá lớn do chất lượng thịt thơm ngon, hấp dẫn người tiêu dùng, bán giá cao ngoài thị trường và hiệu quả …,sẽ là đối tượng rất cần được quan tâm và xúc tiến đầu tư nghiên cứu toàn diện để có thể có được các qui trình công nghệ tác động sản xuất, góp phần chủ động tạo ra con giống và ứng dụng ương nuôi thương phẩm một cách hiệu quả, thiết thực bảo vệ và phát triển hiệu quả nguồn lợi cá dầy hiện diện trong các loại hình thủy vực của tỉnh Cà Mau nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.

V. NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ

(Giải trình chi tiết trong phụ lục kèm theo) Đơn vị tính: Triệu đồng

26 Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi

Nguồn kinh phí Tổng số Trong đó Trả công lao động (phổ thông) Nguyên, vật liệu, năng lượng Thiết bị, máy móc Xây dựng, sửa chữa Chi khác 1 2 3 4 5 6 7 8 Tổng kinh phí 484,714965 135,4958 187,750 12,6 9,5 139,369 Trong đó: 1 Ngân sách SNKH: - Năm thứ nhất*: - Năm thứ hai*: 256,6678228,0472 78,867856,6280 97,40090,350 12,6 9,5 58,30081,069

- Năm thứ ba*:

2 Nguồn tự có của cơ quan

3 Nguồn khác (huy động)

(*): chỉ dự toán khi đề tài đã được phê duyệt

………, ngày,... tháng ... năm 20.... ………, ngày... tháng ... năm 20....

Chủ nhiệm đề tài

(Họ tên và chữ ký)

Tổ chức chủ trì đề tài

(Họ và tên, chữ ký, đóng dấu)

………, ngày... tháng ... năm 20.... ………, ngày... tháng ... năm 20....

Thủ trưởng

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI/ĐỀ ÁN

Đơn vị: triệu đồng

Số

TT Tổng kinhphí

Nguồn vốn

Ngân sách nhà nước Ngoài ngân sách nhà nước

Tổng số khoán chiTrong đó, theo quy định Năm thứ nhất Trong đó, khoán chi theo quy định Năm thứ hai Trong đó, khoán chi theo quy định Năm thứ ba Trong đó, khoán chi theo quy định Tổng số Năm thứ nhất Năm thứ hai Năm thứ ba 1 2 3 4=(6+8+10) 5=(7+9+11) 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 Trả công lao động 135,4958 135,4958 78,8678 56,6280 2

Thuê chuyên gia - Trong nước - Nước ngoài 3 Nguyên,vật liệu, năng lượng 187,750 187,750 97,400 90,350 4 Thiết bị, máy móc 12,600 12,600 12,600 5 Xây dựng, sửa chữa nhỏ 9,500 9,500 9,500 6 Chi khác 139,369 139,369 58,300 81,069 Tổng cộng 484,714965 484,714965 256,66780 228,0472

Biểu I,5

TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÔNG LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP CỦA ĐỀ TÀI/ĐỀ ÁN

Số TT Chức danh Tổng số ngày công quy đổi

Tổng kinh phí (triệu đồng)

Ngân sách nhà nước Ngoài ngân sách nhà nước

1 Chủ nhiệm đề tài/đề án 98 69,962

2 Thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học 41 18,356

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ NGUỒN LỢI CÁ DẦY (Channa lucius Cuvier, 1831)Ở TỈNH CÀ MAU (Trang 30)