BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT CỦA NHÀ NƯỚC TRƯỚC SỰ CỐ CỦA CÔNG TY TNHH GANG THÉP HƯNG NGHIỆP FORMOSA GÂY RA CHO MÔ

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế môi trường ảnh hưởng sự cố của công ty tnhh gang thép hưng nghiệp formosa gây ra cho môi trường biển miền trung việt nam (Trang 28 - 33)

TY TNHH GANG THÉP HƯNG NGHIỆP FORMOSA GÂY RA CHO MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG CỦA VIỆT NAM

1. Đối với công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh

Chính phủ Việt Nam đã bày tỏ thái độ kiên quyết phát triển bền vững đất nước, không chấp nhận vì lợi ích kinh tế mà hi sinh môi trường. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ: FHS phải cam kết không để xảy ra trường hợp như vừa qua và nếu tái diễn sẽ phải đóng cửa. Công đoạn luyện cốc trong tổ hợp sản xuất của FHS là nơi phát thải các chất độc gây thảm họa hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung. Do đó, công nghệ luyện cốc của tổ hợp này cần được thay đổi. FHS đã cam kết sẽ thực hiện thay đổi công nghệ hiện tại sang công nghệ thân thiện với môi trường, ít phát thải trong thời gian 3 năm. Việc thay đổi công nghệ này là một khoản đầu tư lớn, cần có đủ thời gian. Phía Việt Nam cũng đã chấp nhận khung thời gian thay đổi công nghệ này. Trong 3 năm sắp tới, khi vẫn vận hành với công nghệ đã có, phía Việt Nam sẽ giám sát chặt chẽ quá trình xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn của công đoạn luyện cốc với các thiết bị giám sát tự động, có độ chính xác cao.

Nhà nước cũng buộc FHS có những thay đổi lớn trong hệ thống xử lý nước thải với yêu cầu: Tất cả nước thải từ tổ hợp sản xuất của FHS phải được xử lý triệt để, đảm bảo tiêu chuẩn theo qui định của Việt Nam bằng những công nghệ thích hợp với từng loại nước thải. Thứ hai là phải xây dựng mới các hồ chỉ thị sinh học để lưu trữ nước thải sau khi đã xử lý trong một khoảng thời gian đủ để quan trắc, đánh giá tính an toàn. Khi và chỉ khi các thông số quan trắc cho thấy nguồn nước này đã thực sự đảm bảo an toàn thì lúc đó mới được phép xả thải ra biển.

Các số liệu quan trắc này sẽ được kết nối tự động với các cơ sở quản lý môi trường của Việt Nam để có thể giám sát thường xuyên, chủ động. Hồ chỉ thị sinh học này cũng sẽ là nơi tạm trữ nước thải trong trường hợp xảy ra sự cố bất khả kháng. Khi đó, nước thải

chưa đạt chuẩn vẫn không xâm nhập được vào nước biển. Vẫn còn cơ hội để chúng ta có thể thu gom và xử lý nước thải này sau sự cố bất khả kháng.

Nhà nước cũng sẽ đầu tư hệ thống quan trắc môi trường biển hiện đại để thường xuyên đánh giá chất lượng môi trường biển. FHS cũng đã cam kết sẽ tham gia vào việc xây dựng hệ thống này ở 4 tỉnh miền Trung. Hệ thống quan trắc môi trường biển hiện đại sẽ cho phép các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường nhận biết kịp thời các biến đổi môi trường biển, sớm nhận rõ nguy cơ bị ô nhiễm, từ đó tạo ra khả năng cảnh báo, ngăn chặn thảm họa ngay từ lúc nó chưa diễn ra trên thực tế.

Nhà nước đã yêu cầu FHS xây dựng hồ chỉ thị sinh học để lưu trữ nước thải sau khi đã xử lý trong một khoảng thời gian đủ để quan trắc, đánh giá tính an toàn của nó. Hồ này cũng sẽ là nơi tạm trữ nước thải trong trường hợp xảy ra sự cố bất khả kháng. Khi đó, nước thải chưa đạt chuẩn vẫn không xâm nhập được vào nước biển.

2. Đối với người dân của các tỉnh ven biển bị ảnh hưởng

Các mô hình trồng mới san hô đã được thực hiện ở Việt Nam với kinh phí không quá đắt đỏ. Nhà nước có thể tạo ra một sinh kế mới cho người dân ven biển thông qua việc tổ chức, thực hiện các công việc có liên quan đến phục hồi hệ sinh thái biển vùng thảm họa. Trước mắt, người dân sau khi được đào tạo ngắn hạn sẽ trở thành những người trồng, chăm sóc để phục hồi hệ sinh thái san hô đã mất. Về lâu dài, họ có thể hưởng lợi từ hệ sinh thái san hô này do các hoạt động du lịch biển. Khoảng thời gian từ lúc trồng mới đến lúc có một hệ thống rạn san hô trưởng thành, hấp dẫn khách du lịch có thể mất vài chục năm, đó cũng chính là khoảng thời gian mà người dân ven biển sống bằng một nghề mới. Chúng ta sẽ phải đầu tư tạo công ăn việc làm dài hạn cho người dân chứ không chỉ trước mắt. Có nhiều hướng giải quyết vấn đề này đã được nêu ra. Những giải pháp cấp bách đã và sẽ được thực hiện nhanh chóng (đảm bảo lương thực 6 tháng, chưa thu học phí của học sinh vùng thảm họa…). Chúng ta cũng rất coi trọng các giải pháp có tính lâu dài để

khắc phục triệt để thảm họa như cần phải khuyến khích hoạt động đánh bắt xa bờ. Phải nói rõ rằng, đây là một chủ trương lớn đã được kiên trì thực hiện trong nhiều năm qua trong chiến lược kinh tế biển của Việt Nam.

Vùng biển gần bờ của Việt Nam với hoạt động đánh bắt hải sản từ hàng trăm năm qua đã bị quá tải, công nghệ đánh bắt lạc hậu, do đó, nguồn hải sản dần bị cạn kiệt. Không phải chỉ khi thảm họa xảy ra chúng ta mới khuyến khích đánh bắt xa bờ mà đánh bắt xa bờ thì mới có thể tạo ra một nền kinh tế biển qui mô lớn, hiệu quả cao. Và chỉ khi vươn xa bờ, chúng ta mới có khả năng làm chủ vùng biển và hải đảo của đất nước.

Chúng ta cũng cần khuyến khích các hoạt động đầu tư du lịch ven biển. Không phải chỉ khi thảm họa xảy ra chúng ta mới nhận thấy lợi thế phát triển du lịch tại các tỉnh miền Trung. Tuy vậy, đây cũng là một hướng rất khả quan để tạo công ăn việc làm mới cho người dân ở đây phải chuyển đổi nghề nghiệp do thảm họa.

KẾT LUẬN

Phát triển kinh tế là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Còn môi trường là vấn đề quan tâm của toàn xã hội không chỉ của riêng cá nhân nào, tổ chức nào. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả sự sống trên trái đất. Con người đang sống hòa mình với thiên nhiên và có sự tác động qua lại. Giữa môi trường và nền kinh tế có sự gắn kết chặt chẽ với nhau: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển kinh tế còn kinh tế là nguyên nhân tạo nên biến đổi môi trường. Vì thế, phát triển kinh tế phải luôn gắn liền với bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công ty Formosa vì phát triển kinh tế của mình mà không quan tâm đến môi trường. Và hậu quả là gây nên sự cố môi trường Formosa gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến môi trường mà còn đến cả nền kinh tế nước ta đặc biệt là bốn tỉnh miền Trung đã phải chịu hậu quả nặng nề. Sẽ mất rất nhiều tiền của, công sức và thời gian để có thể khắc phục sự cố này. Trước những tác động nghiêm trọng của sự cố này chúng ta đã rút ra được nhiều bài học quý giá: Nhà nước cần vào cuộc và bảo vệ môi trường ở tầm vĩ mô bằng thể chế pháp lý, bằng sự hướng dẫn, đầu tư và kiểm soát chặt chẽ. Các doanh nghiệp, người tiêu dùng cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với môi trường trong quá trình sản xuất, tiêu dùng. Chúng ta không thể bất chấp việc phát triển kinh tế mà hi sinh môi trường. Vì một mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững để sẽ không xảy ra thêm sự cố Formosa nào nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

VNEXPRESS (2014) –“ Formosa đề xuất lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng”

https://vnexpress.net/kinh-doanh/formosa-de-xuat-lap-dac-khu-kinh-te-gang-thep-vung- ang-3009064.html

VNEXPRESS (2015) “Sập giàn giáo ở Formosa khiến 13 người tử vong”

https://vnexpress.net/thoi-su/nha-thau-cui-dau-xin-loi-cac-nan-nhan-vu-sap-gian-giao- formosa-3174133.html

DÂN VIỆT (2016) “Cá biển chết hàng loạt”

http://danviet.vn/nha-nong/ca-bien-chet-hang-loat-do-khu-cong-nghiep-vung-ang-xa- thai-675166.html

TUỔI TRẺ (2016) “Formosa chôn 267 tấn chất thải ở trang trại sếp công ty môi trường”

https://tuoitre.vn/formosa-chon-267-tan-chat-thai-o-trang-trai-sep-cong-ty-moi-truong- 1136608.htm

Tuổi trẻ online (2019) Bộ TN-MT: “Formosa Hà Tĩnh đã khắc phục được sự cố môi

trường”

https://tuoitre.vn/bo-tn-mt-formosa-ha-tinh-da-khac-phuc-duoc-su-co-moi-truong- 20190724124410348.htm

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2017) “Giải pháp cải thiện môi trường, kiểm soát

sự cố do nước thải tại Công ty Formosa Hà Tĩnh”

http://www.vasi.gov.vn/757/giai-phap-cai-thien-moi-truong-kiem-soat-su-co-do-nuoc- thai-tai-cong-ty-formosa-ha-tinh/t708/c247/i593

Lao động (2016) “Công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt: Formosa là thủ phạm, cam

kết bồi thường 500 triệu USD”

https://laodong.vn/archived/cong-bo-nguyen-nhan-ca-chet-hang-loat-formosa-la-thu- pham-cam-ket-boi-thuong-500-trieu-usd-670988.ldo

Dân trí-(2016) “Sự cố môi trường Formosa làm 24.400 người mất việc, giảm tăng trưởng

GDP”

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/su-co-moi-truong-formosa-lam-24400-nguoi-mat-viec- giam-tang-truong-gdp-20160930084514587.htm

Báo Mới- (2016) “Sự cố Formosa ảnh hưởng như thế nào tới GDP?”

https://baomoi.com/su-co-formosa-anh-huong-nhu-the-nao-toi-gdp/c/20444133.epi

Tuổi trẻ- C.V.Kình (2016) “Chính phủ công bố chi tiết thiệt hại do Formosa gây ra”

https://tuoitre.vn/chinh-phu-cong-bo-chi-tiet-thiet-hai-do-formosa-gay-ra-1145284.htm

Pháp Luật (2016) “Formosa Hà Tĩnh ảnh hưởng nặng nề đến Du lịch miền Trung”

https://baophapluat.vn/the-gioi-sao/formosa-ha-tinh-anh-huong-nang-ne-den-du-lich- mien-trung-285461.html

Dân Trí-(2016) “Nha Trang VASEP muốn Formosa “đền” cho doanh nghiệp xuất khẩu

thủy sản vì vụ cá chết”

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/vasep-muon-formosa-den-cho-doanh-nghiep-xuat-khau- thuy-san-vi-vu-ca-chet-20160825222705019.htm

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế môi trường ảnh hưởng sự cố của công ty tnhh gang thép hưng nghiệp formosa gây ra cho môi trường biển miền trung việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w