Đánh giá chung về lợi ích chi phí của phát triển du lịch Đà Nẵng

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích chi phí lợi ích đánh giá lợi ích chi phí của phát triển du lịch tại đà nẵng (Trang 25 - 35)

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP

3.1 Đánh giá chung về lợi ích chi phí của phát triển du lịch Đà Nẵng

3.1.1 Đánh giá về mặt lợi ích:

a) Lợi ích tài chính

Những lợi ích về mặt kinh tế mà ngành du lịch đem lại cho người dân và chính quyền Đà Nẵng là vô cùng lớn, du lịch luôn chiếm tỷ trọng hơn một nửa trong đóng góp GDP cho toàn thành phố, tốc độ tăng trưởng GDP từ những năm 2000 đến nay luôn đạt ở mức ổn định, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Đà Nẵng luôn nằm trong top đầu cả nước chính là nhờ nguồn thu khổng lồ từ khách du lịch đến thành phố này. Ngoài ra, việc phát triển ngành du lịch cũng đã thúc đẩy việc phát triển các vùng kinh tế khác của Đà Nẵng, kích thích sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng đánh bắt phát triển và mở rộng hơn.

b) Lợi ích phi tài chính

Đối với người dân địa phương, du lịch đã mở ra những hướng kinh doanh, phát triển mới cho họ, đem lại cơ hội với những nguồn thu nhập ổn định từ chính các sản phẩm đánh bắt, thủ công của thành phố. Tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm mới hàng năm nhờ sự phát triển của dịch vụ lữ hành, khách sạn, nhà nghỉ, giúp họ nâng cao chất lượng, trình độ tay nghề công nhân và nhân viên, mở rộng nhiều kĩ năng như ngôn ngữ và quảng cáo. Từ đó xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và trình độ văn hóa của người dân. Khi người dân đã hiểu biết nhiều, thì chất lượng môi trường, giáo dục theo đó cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

3.1.2 Đánh giá về mặt chi phí

Lợi ích thì luôn luôn đi kèm với chi phí, giai đoạn 2017 – 2020 hiện nay chính là giai đoạn mà theo các chuyên gia đánh giá là du lịch Đà Nẵng đang phát triển nóng và đã đạt đến ngưỡng nếu không giải quyết các vấn đề đặt ra thì sẽ vấp phải những xung

đột cũng như thách thức mới, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt kinh tế, văn hóa của thành phố.

a) Chi phí tài chính

Trước tiên là vấn đề đầu tư và xây dựng phát triển, việc có rất nhiều nhà đầu tư tư nhân trong nước và ngoài nước cùng ồ ạt muốn đầu tư vào thành phố đã tạo nên những hiệu ứng như ngược lại, hàng trăm nhà nghỉ khách sạn mọc lên, các khu nghỉ dưỡng xa hoa cũng được nhanh chóng xây dựng để đưa vào hoạt động nhằm thu lợi nhuận, dẫn đến hiện tượng khó khăn trong việc kiểm soát cả trong khâu xây dựng thi công và quản lý, nhiều khu đất bị bỏ hoang sau khi được các nhà đầu tư bỏ tiền đầu tư xây dựng, các cơ sở mua sắm, nghỉ dưỡng không có uy tín, trá hình, chui lủi làm mất niềm tin khách du lịch.

b) Chi phí phi tài chính

Các vấn đề liên quan đến xã hội:

• Giao thông của thành phố ngày càng trở nên đông đúc trong các mùa cao điểm du lịch, từ đó dẫn đến hiện tượng ùn tắc, ý thức chấp hành giao thông của người dân ngày một giảm xuống.

• Văn hóa truyền thống của người dân ngày càng trở nên hòa tan do người dân nhập cư đổ về nhiều, tiếp xúc và thay đổi khách cư xử cho phù hợp với khách du lịch đến từ các Trung Quốc, Hàn Quốc.

• Môi trường của thành phố bị ô nhiễm do rác thải sinh hoạt và rác thải từ dịch vụ tăng, tài nguyên bị lãng phí và tiêu tốn nhiều hơn.

3.1.3 Đánh giá chung

Đà Nẵng dù là trong thời kì phát triển về du lịch hay không vẫn có những lợi thế nhất định về danh lam thắng cảnh, biển, núi, đặc điểm văn hóa và truyền thống lâu đời của miền Trung và bản chất người dân hồn hậu chất phác. Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương đã rất hiểu và tận dụng được những đặc điểm quý giá này để

phát triển và xây dựng thành phố theo hướng du lịch làm mũi nhọn, vươn lên trở thành điểm đến sánh ngang với nhiều quốc gia trên thế giới, nằm trong nhiều danh sách du lịch lý tưởng do các tạp chí uy tín bình chọn. Được dự báo trong nhiều năm tới, Đà Nẵng hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa trong ngành du lịch với lượng khách đổ về ngày một tăng và các dịch vụ nghỉ dưỡng phát triển. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo được lợi ích thu được luôn luôn lớn hơn chi phí, ban lãnh đạo thành phố nên có những biện pháp cấp thiết và lâu dài nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, quản lý chặt chẽ và nghiêm ngặt các hoạt động trong ngành công nghiệp này.

3.2 Giải pháp

3.2.1 Giải pháp cho thực trạng

a) Tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch đặc trưng của Đà Nẵng

Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Đà Nẵng phù hợp với đặc điểm nhu cầu thị trường khách quốc tế và nội địa, gắn sản phẩm với thị trường đặc biệt là những thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch biển; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, làng quê, làng nghề; du lịch công vụ và các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, bằng cách :

Ưu tiên phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng biển chất lượng cao theo hướng hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; đây là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Bên cạnh đó, cần chú trọng khai thác các dịch vụ vui chơi, giải trí như thuyền buồm, lướt sóng, câu cá thể thao trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm…

Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: tập trung đầu tư, xây dựng Khu du lịch Bà Nà và vùng phụ cận trở thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng riêng của thành phố phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ - Phước Nhơn trở thành các khu du lịch

Phát triển du lịch đường sông; tham quan làng nghề, làng quê: khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phía Nam và phía Tây thành phố Đà Nẵng; du lịch đường sông đối với sông Hàn, sông Cu Đê tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các chương trình, tuyến, tour du lịch tại Đà Nẵng.

Phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội

• Trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa lịch sử của thành phố cụ thể như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, công viên văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn, Thành Điện Hải và các di sản văn hoá tinh thần khác... gắn kết với các di sản văn hóa nổi tiếng của khu vực như Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Văn hóa Chăm, Khu đền tháp Mỹ Sơn.

• Nâng cấp Lễ hội Quán Thế Âm mang tầm cỡ quốc gia, phát triển Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế thành sự kiện thường niên, mang tính quốc tế. Triển khai sản phẩm tham quan nghiên cứu làng văn hóa du lịch của người Cơ tu ở 2 xã Hòa Bắc và Hòa Phú thuộc huyện Hòa Vang.

Nâng cao hiệu quả khai thác đối với khu trung tâm thành phố bao gồm khu phố du lịch Bạch Đằng, các khu mua sắm và ẩm thực tập trung, các điểm tham quan tại khu vực xung quanh Nhà hát Trưng Vương, chợ Hàn.

Tóm lại, cần tập trung triển khai nhanh các dự án du lịch trên địa bàn thành phố nhằm hình thành đồng bộ một hệ thống các khu du lịch, cơ sở lưu trú chất lượng cao, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ du lịch đa dạng, đạt tiêu chuẩn quốc tế như các cụm du lịch Non Nước, Bắc Mỹ An; các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp Sơn Trà ; Công viên văn hoá lịch sử Ngũ Hành Sơn ; quần thể khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ; các khu du lịch hồ Đồng Nghệ, Nam đèo Hải Vân ; khu phức hợp du lịch và giải trí tổng hợp Làng Vân có nội dung dịch vụ vui chơi có thưởng dành riêng cho người nước ngoài.

Tính mùa vụ trong du lịch ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch của Đà Nẵng. Cần nghiên cứu thị trường để xác lập số lượng và thành phần của luồng khách, triển vọng ngoài mùa du lịch chính. Ở đây, chú trọng đến những nhóm khách chủ yếu sau :

• Khách du lịch công vụ: du lịch nhiều ngoài mùa hè và có khả năng thanh toán cao.

• Những người hưu trí: thường thích đi nghỉ, đi điều dưỡng vào lúc vắng người và thích giá hạ .

Quảng cáo và tuyên truyền nhằm thu hút khách du lịch ngoài vụ mùa chính phải được triển khai sôi động cả về hình thức và phương tiện.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch và nghiên cứu mở rộng thị trường :

Phối hợp lực lượng thông tin đối nội và đối ngoại, đặc biệt chú trọng sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Tổng cục Du lịch và các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch của Đà Nẵng nói riêng, đặc biệt tại các thị trường có nguồn khách lớn để thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến du lịch tại Đà Nẵng. Đầu tư ngân sách thành phố, thiết lập hệ thống đại diện du lịch Đà Nẵng tại các thị trường trọng điểm như các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Quan tâm hơn nữa đến việc tuyên truyền về du lịch Đà Nẵng tại các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm và đô thị du lịch lớn. Phối hợp tổ chức và tham gia các hội chợ, các lễ hội du lịch trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng bá du lịch Đà Nẵng đến các khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh việc tiếp tục giữ vững và đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa – thị trường chính của Đà Nẵng trong những năm gần đây, thành phố cần có kế hoạch cụ thể để khai thác các thị trường quốc tế nhiều tiềm năng như: Asean, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Úc, Anh…cũng như khôi phục các thị trường truyền thống như Nga và các nước Đông Âu.

c) Tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch

phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Trong đó, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng dẫn đến và tại các điểm du lịch bằng ngân sách của Trung Ương hoặc địa phương, huy động vốn đầu tư nước ngoài hoặc từ các nguồn khác vào phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đặc biệt là hoạt động vui chơi giải trí nhằm tăng số ngày lưu trú của khách. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn Thành phố vay vốn đầu tư phát triển khu vực dịch vụ du lịch, đặc biệt là vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển các ngành dịch vụ du lịch chất lượng cao như xây dựng khách sạn 3 sao trở lên và nâng cấp các khách sạn chưa đủ điều kiện này, quy hoạch phát triển các nhà hàng đạt chuẩn....

Ngoài ra, thành phố cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc nâng cao năng lực của vận chuyển đường không bằng cách xây dựng sân bay căn cứ tại Đà Nẵng nhằm giảm bớt việc điều máy bay không từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng để giảm chi phí và tăng sự chủ động cho hành khách đi và đến thành phố. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng của các ngành vận chuyển khác để tạo thuận lợi cho sự phát triển du lịch thành phố.

d) Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế

Du lịch Đà Nẵng cần phối hợp với các tỉnh lân cận hình thành một mạng lưới không gian du lịch với các tuyến, điểm, tour du lịch phong phú, đa dạng gắn kết với con đường di sản văn hoá thế giới (Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn – Tây Nguyên), trong đó cần chú trọng liên kết với Quảng Nam và Huế để làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch của Đà Nẵng bằng cách thu hút khách đến nghỉ tại Đà Nẵng và chỉ đi tham quan tại Huế và Hội An sau đó về lại Đà Nẵng, và trong việc hợp tác này, Đà Nẵng với sự thuận lợi về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng du lịch đã trở thành một điểm dừng chân thay vì chỉ là điểm trung chuyển như trước đây. Ngoài ra, cần tăng cường hợp tác quảng bá du lịch ngay từ cửa ngõ sân bay quốc tế Đà Nẵng và tại các điểm đến ở Đồng Hới, Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Quy Nhơn…

Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng việc mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhanh hơn nữa du lịch Đà Nẵng, gắn thị trường du lịch Đà Nẵng với thị trường du lịch quốc gia, khu vực và thế giới. Đa dạng hoá, đa phương hoá hợp tác du lịch với các cá nhân và tổ chức quốc tế để tranh thủ kinh nghiệm, vốn và nguồn khách góp phần đưa du lịch Đà Nẵng nhanh chóng đuổi kịp và hội nhập với trình độ phát triển chung của du lịch khu vực và thế giới.

e) Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch

Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành du lịch trên quan điểm tập trung ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao như đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn... Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực, chú trọng thu hút nguồn nhân lực trình độ cao là các chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài, Việt kiều, nghệ nhân có tay nghề cao để góp phần phát triển du lịch thành phố. Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có. Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố gắn lý thuyết với thực hành ở các cấp dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học trên đại học.

3.2.2 Giải pháp về quy hoạch xu hướng phát triển a) Xác định khách hàng lâu dài tiềm năng

Chạy theo những khách hàng châu Á là một xu hướng ngắn hạn và không bền vững mà thành phố cũng đã nhìn nhận được. Thành phố có thể đưa ra một số kế hoạch phát triển dài hạn hơn. Hiện Đà Nẵng đang xác định du khách châu Âu mới mang lại một sự phát triển dài hạn hơn, do người châu Âu có xu hướng quay lại những nơi họ đã đến và cảm thấy hài lòng. Vì thế khách du lịch châu Âu có thể sẽ là khách du lịch dài hạn tiềm năng cho thành phố.

Tuy nhiên, cho dù phục vụ khách hàng nào, thì Đà Nẵng vẫn cần giữ đúng bản sắc văn hóa của thành phố, để tạo sự khác biệt đối với những điểm đến khác. Chính quyền nên có những quy định rõ ràng đối với dịch vụ kinh doanh tại Đà Nẵng, để dịch vụ không chỉ để phục vụ kiếm lời mà còn để thể hiện những nét đặc trưng của thành phố.

3.2.3 Giải pháp về vấn đề giao thông

a) Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật

Việc “nương tay” đối với các du khách vi phạm luật giao thông có thể khiến du khách đến thành phố sẽ không còn quan tâm đến việc nên chấp hành đúng luật lệ giao thông. Cách xử lý của cơ quan chức năng có hoàn toàn tạo ra văn hóa giao thông của chính những du khách chỉ đến với thành phố một hai lần.

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích chi phí lợi ích đánh giá lợi ích chi phí của phát triển du lịch tại đà nẵng (Trang 25 - 35)