Lí do cho sự sụt giảm lợi nhuận

Một phần của tài liệu báo cáo phân tích thị trường bia (Trang 29 - 31)

V. MỘT NĂM ĐẦY THÁCH THỨC CỦA “ÔNG LỚN” NGÀNH BIA

2. Lí do cho sự sụt giảm lợi nhuận

Từ khi ban hành Nghị định 100, lượng khách hàng tiêu thụ bia giảm rõ rệt, thay vào đó họ sử dụng nước suối, nước có ga,...Cùng với sự bùng phát của dịch Covid 19(tuy nhiên, hiện tại có vẻ như dịch đang được kiểm soát khá tốt tại Việt Nam) người dân phải cách li xã hội, hạn chế ra đường, tránh xa những nơi đông đúc, hàng quán đóng cửa có tác động tiêu cực đến việc tiêu thụ bia, vì bia tiêu thụ ở hàng quán chiếm đến 70% tổng tiêu thụ (theo báo cáo của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Điều này khiến giá bia nói chung và giá bia SAB nói riêng giảm sút mạnh.

2.2 Thực trạng cung.

Bên cạnh cung tăng trong dịp Tết Nguyên Đán, việc ThaiBev thâu tóm SAB đã làm nguồn cung của SAB tăng lên đáng kể vì Sabeco hiện sở hữu 25 công ty con và 13 công ty liên kết, một trong những lý do để Thaibev đầu tư vào Sabeco nhằm tái cấu trúc bộ máy và tận dụng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Ngoài ra, đến thời điểm hiện nay, thương hiệu Bia Sài Gòn cũng xuất hiện

thế giới, cộng thêm tiềm lực chuỗi phân phối của Thaibev, nhà đầu tư kỳ vọng vào việc mở rộng ra nước ngoài của Sabeco thời gian tới.

2.3 Giá giảm gây tổn thất nghiệm trọng.

Cung tăng nhưng cầu giảm mạnh nên giá thành bia giảm.

Mà doanh thu = PQ, P↓ Q ↓ →doanh thu giảm → lợi nhuận giảm.

Doanh thu giảm dẫn đến các khoản thuế như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân... cũng bị giảm sút một cách trầm trọng.

“Theo dự báo, việc giảm tiêu thụ rượu, bia có thể dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách nhà nước khoảng 30 ngàn tỷ đồng trong năm 2020 bao gồm việc giảm các khoản đóng góp từ doanh nghiệp sản xuất rượu, bia và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có liên quan đến rượu, bia”, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) nhấn mạnh.

Một phần của tài liệu báo cáo phân tích thị trường bia (Trang 29 - 31)