Bà là từ hiếm đến thấp với mật độ từ < 10 cây/ha đến 10 – 50 cây/ha trong vùng phân bố của nó, tập trung chủ yếu ở hai cụm theo hướng Tây Nam và hướng Đông của VQG; tại VQG Chư Yang Sin từ hiếm gặp đến thấp (<10 cây/ha, 10– 50 cây/ha) và trung bình (từ 51 – 100 cây/ha), trong đó tập trung ở khu vực trung tâm VQG chung quanh đỉnh Chư Yang Sin; Trong khi đó cấp mật độ quần thể Thông 5 lá tại VQG Kon Ka Kinh đi từ hiếm (<10 cây/ha) đến cao (> 100 cây/ha) và rải đều hầu khắp trên lâm phần quản lý của Vườn quốc gia; cho thấy VQG Kon Ka Kinh là vùng sinh thái thích hợp cho Thông 5 lá, với phạm vi phân bố rộng khắp.
3.6. Tổng hợp các ứng dụng cho bảo tồn và phát triển quần thể Thông 5lá lá
Từ các kết quả nghiên cứu, một số kết quả quan trọng có khả năng ứng dụng trong bảo tồn và phát triển quần thể Thông 5 lá như sau:
i) Mô hình quần thể Thông 5 lá định hướng cho bảo tồn và phát
triển:
Bao gồm: i) Cấu trúc loài ưu thế; ii) Cấu trúc tái sinh; iii) Mô hình cấu trúc mẫu chuẩn N/D của quần thể Thông 5 lá; iv) Cấu trúc mặt bằng tốt cho lâm phần và quần thể Thông 5 lá; v) Nhân tố sinh thái thích hợp cho quần thể Thông 5 lá; vi) Vùng sinh trưởng tốt nhất cho Thông 5 lá
ii) Một số tiếp cận và kỹ thuật cụ thể hỗ trợ cho bảo tồn và phát triển quần thể Thông 5 lá:
- Tiếp cận mô hình rừng hỗn giao khác tuổi trong bảo tồn và phát triển quần thể Thông 5 lá;
- Trồng rừng hỗn giao, xúc tiến tái sinh, làm giàu rừng bằng loài Thông 5 lá;
- Tiếp cận cấu trúc rừng có phân bố quần thể Thông 5 lá bền vững - Quy hoạch các khu vực bảo tồn và phục hồi các quần thể Thông 5 lá. - Dự đoán sinh trưởng, sản lượng Thông 5 lá