KẾT LUẬN
5.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi trung bình của bệnh nhân là 75,3 ± 6,7 tuổi. 64,6% là nam giới. 83,3% bệnh nhân có khó thở mức độ NYHA III-IV
- Tất cả các bệnh nhân đều hẹp van ĐMC do thoái hoá. Tỉ lệ van ĐMC hai lá van là 47,9%
- Phân suất tống máu thất trái EF trung bình là 54,7 ± 17,8%. Có 66,7% bệnh nhân EF bảo tồn (EF ≥ 50%); 6,2% bệnh nhân EF < 30%
- 37,5% bệnh nhân HoHL vừa-nhiều; 31,3% bệnh nhân HoC vừa- nhiều
- Nguy cơ tử vong phẫu thuật trung bình là 5,8 ± 3,7%. Có 3 bệnh nhân không thế tiến hành phẫu thuật, do rối loạn sinh tuỷ, giảm tiểu cầu tự miễn, và xơ gan Child Pugh C.
5.2. Kết quả và tính an toàn và hiệu quả của TAVI
- Tỉ lệ thành công cuả thủ thuật 97,9% - Tỉ lệ tử vong 30 ngày là 8,3%
- Các biến cố khác bao gồm: xuất huyết nhẹ (20,1%), biến cố mạch máu (12,5%), cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (10,4%), hở cạnh chân van vừa-nhiều (8,3%), và rơi dụng cụ phải đặt hai van (6,3%) - Tỉ lệ sống còn sau 12 tháng là 91,7%, sau 24 tháng là 84,3%, sau
36 tháng là 70,2%.
- Điểm STS > 8% và triệu chứng cơ năng NYHA III-IV là yếu tố tiên lượng tử vong sau thủ thuật TAVI
- TAVI làm giảm đáng kể chênh áp trung bình qua van ĐMC, gia tăng đáng kể diện tích van ĐMC và chức năng thất trái EF. Các bệnh nhân EF thấp có mức độ cải thiện EF rõ rệt nhất
KIẾN NGHỊ
1. Có thể tiến hành TAVI cho các bệnh nhân hẹp khít van ĐMC, nếu bệnh nhân có nguy cơ cao hoặc không thể tiến hành phẫu thuật. 2. Cần chuẩn bị sẵn phương án sẵn sàng trong can thiệp xử trí biến
chứng thủng thất trái trong quá trình thực hiện thủ thuật. Cần bảo đảm tuân thủ nguyên tắc vô trùng tuyệt đối trong thủ thuật và quan tâm chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân trong những ngày đầu để giảm nguy cơ tử vong nội viện.