II/ Phân tích các chỉ tiêu tài chính:
3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty.
Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ suất này càng lớn nghĩa là lãi càng lớn, tỷ suất phí thấp và doanh nghiệp quản lý tốt chi phí. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia.
Công thức tính:
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100 x Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông Doanh thu
Áp dụng phân tích:
TS lợi nhuận trên doanh thu(%) 2007 2008
Bibica(BBC) 5 4
Bình quân ngành 9 5.6
Có thế thấy, khả năng sinh lời trên doanh thu của BBC có xu hướng giảm dần trong 2 năm và luôn thấp hơn so với trung bình ngành. . Năm 2008, công ty có mức doanh thu thuần đạt trên 544 tỷ VNĐ, cao nhất trong 2 năm, nhưng công ty lại có khoản trích lập dự phòng giảm giá đầu tư cổ phiếu lớn nên mức lợi nhuận sau thuế của công tỷ chỉ đạt 20.8 tỷ đồng, giảm 14.7% so với năm 2007. Tuy vậy, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của BBC vẫn được đánh giá là khá tốt.
b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số ROA đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty, cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). Nói theo cách khác, 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó là cơ sở quan trọng để xem xét doanh nghiệp có tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ hay không. Nó cũng là cơ sở để đánh giá tác động của đòng bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn.
Lợi nhuận thuần Vốn chủ sở hữu
ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
Công thức tính:
ROA = 100 x Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường
Tổng tài sản
Áp dụng phân tích:
TS lợi nhuận trên tổng tài sản(%) ( ROA) 2007 2008
Bibica(BBC) 6 3
Bình quân ngành 10.2 8.5
Công ty này có tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cả hai năm thấp hơn so với toàn ngành và có xu hướng giảm dần. Trong năm 2007, tỷ suất sinh lời trên 1 đồng tài sản của BBC đạt 6%, nhưng đến năm 2008, con số này chỉ còn 3%. Nếu có sự so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành có thể thấy mức sinh lời này là quá thấp, mặc dù số vòng quay trên tài sản của BBC là tương đương với các công ty này. Điều này cho thấy, hiệu quả phân phối và quản lý các nguồn lực, hay hiệu quả hoạt động đầu tư của BBC là chưa cao. Công ty cần có một chính sách tốt hơn để sự dụng hiệu quả tài sản của mình, nâng cao lợi nhuận hàng năm cùng với mức tăng tài sản tránh tình trạng ngày càng đi xuống như trên.
c. Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần( Return on Equity – ROE):
Về chỉ tiêu ROE:
- Định nghĩa: Chỉ số này phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông, tức là đo khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn cổ phần
- Công thức tính:
ROE =
- Ý nghĩa: ROE được coi là tỷ lệ quan trọng nhất trong các tỷ lệ về khả năng sinh lợi, là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ
phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi ra quyết định chọn mua cổ phiếu. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông.
Phân tích chỉ tiêu ROE của BBC:
Năm 2007 Năm 2008
Lợi nhuận thuần 24.443.304.538 20.851.363.395
Vốn CSH 206.995.944.324 494.429.346.542
ROE 11,81% 4,22%
ROE trung bình ngành 17% 7%
Ta có thể thấy rằng, việc sử dụng vốn cổ phần ở Bibica là có hiệu quả, và gần với mức trung bình ngành, mặc dù có sự giảm sút đáng kể so với ROE của năm 2007.
Sự giảm sút của tỷ lệ ROE của Bibica năm 2008 có những nguyên nhân khách quan và chủ quan: Trước hết, đó là do ngành bánh kẹo đã có sự giảm sút chung trong năm 2008 ( ROE của ngành chưa bằng ½ năm trước đó) do ảnh hưởng của lạm phát, làm tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, qua đó, làm tăng chi phí sản xuất; và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, làm giảm nhu cầu tiêu dùng nói chung. Bibica tất nhiên cũng hứng chịu những ảnh hưởng đó.
Một nguyên nhân khác là ở bản thân nội tại doanh nghiệp: Bibica làm ăn kém hiệu quả hơn so với năm trước đó (lợi nhuận thuần giảm đi 14,6%) trong khi vốn chủ sở hữu đã tăng gấp đôi. Nguyên nhân: Năm 2008, Bibica đã phát hành thêm gần 5 triệu cổ phiếu phổ thông (thông tin từ bản Thuyết minh báo cáo tài chính), đem lại cho công ty một nguồn vốn to lớn nhờ thặng dư vốn cổ phần, vì thế nên chỉ tiêu vốn chủ sở hữu tăng. Tuy nhiên, nguồn vốn tăng thêm này đã không được sử dụng hiệu quả: Công ty không đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình, mà chủ yếu sử dụng cho đầu tư tài chính ngắn hạn (thể hiện ở sự gia tăng đột biến của chỉ tiêu này trên bảng CĐKT trong khi các chỉ tiêu khác không có biến động lớn), bên cạnh đó, việc đầu tư này không mang lại thu nhập, thậm chí còn không đủ để trang trải cho chi phí tài chính của công ty, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vốn cổ đông tăng trong khi lợi nhuận thuần giảm, nên ROE giảm sút là tất yếu.
d. Phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn CSH và đòn bẩy tài chính
- Ta có thể thấy mối quan hệ này qua công thức: Trong đó, FL là đòn bẩy tài chính,
- Tác động của FL: Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả; hệ số sử dụng FL càng cao (tức: nợ > vốn chủ sở hữu, công ty sử dụng nhiều nợ) thì càng làm tăng tỉ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu (tăng ROE). Ngược lại, khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, mọi rủi ro sẽ dồn hết cho những người chủ sở hữu.
Phân tích tác động của FL đến khả năng sinh lời của vốn CSH ở Bibica:
Như đã đề cập ở phần phân tích trước, năm 2008 là năm chứng kiến những thay đổi lớn trong cơ cấu vốn của Bibica, theo xu hướng giảm dần tỷ trọng nợ, và tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu. 2007 2008 Nợ phải trả 172.176.511.837 111.738.289.876 Vốn CSH 206.995.944.324 494.429.346.542 NPT/Vốn CSH 83,18% 22,60% NPT/Vốn CSH của ngành 86% 81%
Xu hướng chung của ngành bánh kẹo là sử dụng nhiều nợ, vừa tiết kiệm thuế, tận dụng được đòn bẩy tài chính, lại cho chỉ số ROE rất đẹp ( FL càng cao thì ROE càng lớn, càng hấp dẫn nhà đầu tư). Bởi vậy đòn bẩy tài chính FL của mỗi doanh nghiệp ngành này, và đòn bẩy chung của ngành thường rất cao. (Ngành này có dòng tiền vào ổn định hàng năm nên thường không gặp phải rủi ro do các khoản nợ đến hạn).
Năm 2008, tỷ lệ NPT/Vốn CSH của Bibica thấp hơn hẳn so với năm trước đó, giảm (83,18% - 22,6%) = 60,58%, tương ứng với sự giảm đi của FL là 1,6058%. Điều này đã góp phần làm giảm ROE của Bibica với cùng tỷ lệ đó (1,6058%), nhưng điều đó không có ý nghĩa là Bibica đang sử dụng vốn cổ đông kém hiệu quả; chỉ đơn giản là: Bibica vừa phát hành cổ phiếu mới (tháng 3/2008) và chưa kịp có những cơ hội để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó.
Việc giảm tác động của đòn bẩy tài chính (giảm sử dụng nợ vay) ở Bibica tuy cũng đem lại những bất lợi nhất định, nhưng bù lại, đã tăng mức độ vững chắc về tài chính cho
Bibica. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn trong thời buổi thương trường đầy biến động như hiện nay.