1. Kết luận
Trong quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam hiện nay nhất là thời kì công nghệ 4.0 đặt ra cho các nhà trường một thách thức mới đó là tạo ra sản phẩm GD có CL. Để đạt được điều này thì các nhà trường phải thay đổi cung cách QL truyền thống và thay vào đó là phương thức QL mới đó là QL nhà trường theo mô hình QLCL, cụ thể QL theo chuẩn bằng cách xây dựng quy trình và vận hành các quy trình của hệ thống ĐBCL GD có CL thì sẽ đạt được CLGD như mong muốn.
QL trường TH nói chung và QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL nói riêng là một xu thế tất yếu, đáp ứng yêu cầu CLGD hiện nay. Với vấn đề tìm ra phương thức quản lý nhà trường hiện nay để có CL, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhưng đều ở các khía cạnh khác nhau với QL theo tiếp cận ĐBCL thì thường ở bậc đại học, cao đẳng. Riêng đối với các trường phổ thông đặc biệt ở trường TH thì hầu như không có nghiên cứu nào đi sâu và ứng dụng và có hiệu quả.
Luận án tập trung và làm rõ các khái niệm công cụ, đặc biệt là đi sâu vào làm rõ các khái niệm về QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL, đưa ra cấu trúc hệ thống ĐBCL và Quy trình QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL, các yếu tố ảnh hưởng đến việc QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL và kinh nghiệm của một số nước về ĐBCL trong trường học từ đó làm tiền đề cho việc khảo sát thực trạng và đưa ra các biện pháp QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL.
Trên cơ sở sử dụng các biện pháp định tính và định lượng cùng với việc tổ chức đánh giá, phân tích kĩ lưỡng thực trạng của các trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL bằng các kênh thông tin như phiếu đánh giá, quan sát, thảo luận với các chuyên gia và cuối cùng là phỏng vấn sâu các đồng chí CB, LĐ, GV, NV từ đó thấy được các cách thức điều chỉnh bổ sung, những mặt chưa được, những mặt hạn chế để đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục và giải quyết các mâu thuẫn. Để giải quyết nó cần phải nghiên cứu đề xuất đưa ra được các biện pháp mới có tính khả thi cao để QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng có CL.
Với việc nghiên cứu lý luận và việc phân tích đánh giá thực trạng QL trường TH trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo tiếp cận ĐBCL đã được làm sáng tỏ ở Chương 1 và Chương 2, tác giả đã đưa ra 4 nhóm giải pháp trong đó có 3 nhóm giải pháp chính và 1 nhóm giải pháp hỗ trợ đó là:
- Nhóm biện pháp Hoàn thiện hệ thống ĐBCL GD. - Nhóm biện pháp Vận hành hệ thống DDBCL.
- Nhóm đánh giá cải tiến CL và cuối cùng Tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền qua các công cụ thông tin, truyền thông, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện QL trường TH theo tiếp cận ĐBCL.
Với kết quả nghiên cứu của luận án được trình bày ở trên sẽ góp phần vào nâng cao CLGD và có thể làm tài liệu hướng dẫn chuyên khảo cho hoạt động QL trường TH trước yêu cầu đổi mới GD trong giai đoạn hiện nay.