Có phải trong mơ thì làm gì cũng được hay không?

Một phần của tài liệu Trà đàm: Hỏi đáp thực hành tâm linh (Trang 34 - 35)

Hans: Em có theo một trường phái khác, người ta nói rằng là cái thế giới ở trong giấc mơ,

thực ra là nó khác với thế giới vật chất nhưng mà mình không nên nghĩ là hành động của mình ở trong giấc mơ là không quan trọng. Tức là nói về đạo đức chẳng hạn, hoặc là giữ giới thì mình ở trong mơ mình vẫn phải chú ý cái đấy, chứ không phải là mình cứ giữ giới ở trên thế giới vật chất nhưng mà khi mình mơ thì thế nào cũng được. Thầy nói thế nào về cái chủ đề đấy ạ?

Thực dụng là tìm một người thầy đã thực chứng và có thể giúp mình thực hành được, còn đọc bao nhiêu sách cũng chỉ là một mớ lý luận, không phải là kinh nghiệm trực tiếp.

Trà đàm hỏi đáp thực hành tâm linh Sài Gòn, 12/2017

Thầy Trong Suốt: Đồng ý luôn. Thế giới vật chất này và thế giới mơ bản chất là một, là

giống nhau, cùng bản chất. Nếu mình hành xử vớ vẩn trong mơ thì trong đời mình sẽ hành xử như vậy. Vì bản chất nó đều là phóng chiếu của tâm thức. Tối nay em mơ cái gì, là do vô thức của em phóng ra, cũng như bây giờ em thấy cái gì cũng là vô thức em phóng ra. Thế thôi. Đây, cái này và giấc mơ đêm nay. Trong mơ đêm nay em sẽ cảm giác hệt như là ở đây luôn, cái cảm giác của em thật như là bây giờ, ở đây luôn. Em cũng có thể gặp thầy, nói tất cả những câu chuyện như thế này, hệt như vậy trong mơ. Nên là cái độ thật của hai giấc mơ ở đây là giống hệt nhau.

Nên nếu em cẩn thận, phải cẩn thận cả hai nơi. Không phải chỉ một nơi xong rồi chỗ kia thì phóng túng được. Nên thế! Đó là quan điểm đúng. Nếu đã hiểu bản chất mơ và đời giống hệt nhau thì đã cẩn thận ở đời, cẩn thận cả ở mơ. Phóng túng trong mơ thì dẫn đến phóng túng ngoài đời. Nó ảnh hưởng đến nhau một cách trực tiếp luôn. Quan điểm đấy tốt. Nhưng mà cuối cùng, động cơ của hành giả, của một người thực hành không phải là cố gắng biến đổi giấc mơ mà là tỉnh khỏi cơn mơ, đúng không? Tôi sẽ chặn cái này, trong mơ tôi sẽ không làm cái kia hoặc tôi sẽ làm cái này cái kia thì đấy gọi là cố biến đổi giấc mơ nhưng tỉnh dậy vẫn tay trắng mà.

Mục tiêu cuối cùng của mọi hành giả đúng đắn là phải tỉnh giấc. Tỉnh giấc mới là

quan trọng. Đức Phật nói là thức tỉnh đấy. Cái đấy mới quan trọng hơn. Chứ không phải là mình sẽ làm cái gì trong cái giấc mơ này. Thức tỉnh, đó là mục tiêu tối hậu của mọi hành giả, của những bậc giác ngộ. Còn khi thức tỉnh rồi, thì không có nghĩa là mình sẽ chẳng làm gì nữa. Thích làm gì trong mơ ích lợi cho người khác, mình sẽ làm. Nhưng mà làm trong mơ khác với làm như thật. Làm như đang làm trong mơ mới là trí tuệ. Đấy. Ví dụ mình thích dạy, tổ chức Trà đàm, thì tổ chức Trà đàm. Nhưng mà nó là mơ chứ không có gì thật cả. Nếu đang Trà đàm thế này, tự nhiên mọi người ào ào đứng dậy bỏ về thì sao? Thì vui vẻ thôi, có thật đâu? Còn nếu thấy nó thật, thì mình sẽ ngồi buồn, đúng không?

Đấy, mục đích của mọi hành giả là thức tỉnh khỏi giấc mơ nhưng không phải là kết thúc giấc mơ. Thức tỉnh giống đức Phật, tỉnh giấc xong vẫn giảng đạo như thường. 45 năm vẫn đi khắp nơi thuyết Pháp, nhưng mà thuyết Pháp trong mơ, khác hẳn luôn. Thuyết Pháp trong mơ và thuyết Pháp trong sự tỉnh thức khác hẳn nhau.

Một phần của tài liệu Trà đàm: Hỏi đáp thực hành tâm linh (Trang 34 - 35)