Thiết lập Mục tiêu và Lập Kế hoạch Điều trị

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO (Trang 30 - 31)

3. Quy trình Phục hồi chức năng

3.2. Thiết lập Mục tiêu và Lập Kế hoạch Điều trị

Sau quá trình lượng giá nhằm cung cấp thông tin cho suy luận lâm sàng, việc thiết lập mục tiêu với người bệnh CTSN và gia đình họ là điều bắt buộc [C].

Tất cả những người bệnh CTSN và gia đình của họ cần tham gia vào quá trình thiết lập mục tiêu, và cần cân nhắc các ước muốn và mong đợi của họ. Cần phải giải thích cởi mở và trung thực về quy trình PHCN. Đừng bao giờ nói với người bệnh rằng hoạt động chức năng của họ sắp sửa được khôi phục, mà thay vào đó nên khuyến cáo rằng mục đích là để nhằm tăng cường tối đa hoặc tối ưu các kỹ năng này, trong khi học những cách thức mới để thực hiện công việc nhằm giảm thiểu các vấn đề.

Các mục tiêu cần được thảo luận và thống nhất với người bệnh và gia đình/người chăm sóc. Chúng phải là các mục tiêu THÔNG MINH - SMART (cụ thể, có thể đo lường được,

Trang | 31 có thể đạt được, thực tế và xác định thời gian) được thể hiện bằng văn bản. Các mục tiêu cũng cần thường xuyên được chỉnh sửa sau mỗi lần xem xét lại lượng giá tổng thể người bệnh CTSN.

Nên sử dụng các công cụ đã được chuẩn hóa để thiết lập mục tiêu cụ thể, lấy người bệnh làm trung tâm, làm cơ sở cho khả năng thực hiện hoạt động và sự hài lòng của người bệnh [A]. Một ví dụ của loại công cụ như thế là Thang điểm đạt được mục tiêu (GAS) - (xem Phụ lục 5).

Các mục tiêu cần được điều chỉnh để tăng cường khả năng hoạt động chức năng của cá nhân một cách độc lập nhất có thể trong môi trường ít hạn chế nhất. Kết quả cuối cùng phải là cải thiện chất lượng cuộc sống và các kỹ năng trong đời sống thực. Tham khảo ý kiến của người bệnh bị tổn thương não để lựa chọn các mục tiêu chức năng. Chúng phải là những mục tiêu có giá trị và quan trọng đối với người bệnh chứ không phải là với nhà trị liệu. (Headway, n.d.)

Kỹ thuật viên VLTL sẽ xem xét các mục tiêu của người bệnh, các điểm mạnh của họ, các khó khăn của họ, các nguồn lực cá nhân và khoảng thời gian dành cho các hoạt động PHCN để lập kế hoạch điều trị. Kỹ thuật viên VLTL cũng cần xem xét các nguồn lực trong môi trường ở nhà/cộng đồng để người bệnh có thể được tiếp tục PHCN sau khi xuất viện từ môi trường nội trú.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)