I. Kết luận
1. Luận án đã thiết kế, chế tạo và thí nghiệm một mô hình vỏ kích thước khá lớn 3×3m làm bằng vật liệu bêtông và bêtông cốt sợi thép phân tán vốn thường được thực hiện trên mô hình nhỏ và vật liệu chuyển đổi. Đánh giá được mức độ liên kết giữa các lớp vỏ.
2. Đã thực hiện tính toán mô phỏng số mái vỏ thoải thực nghiệm bằng phần mềm ANSYS. Tiến hành so sánh kết quả mô phỏng số với kết quả tính bằng phần mềm Sap2000 và kết quả thực nghiệm để đánh giá thông số mô phỏng, từ đó có cơ sở để khảo sát thông số lớp và đánh giá mức độ trượt giữa các lớp với nhau.
3. Qua thực nghiệm và tính toán mô phỏng số đã xác định tải trọng gây trượt. Khi chưa vượt qua tải trọng gây trượt này thì các lớp trong vỏ không xảy ra hiện tượng trượt, do đó trong tính toán mái vỏ thoải có thể sử dụng lý thuyết vỏ một lớp tương đương.
II. Kiến nghị
- Kiến nghị:
▪ Khi tải trọng tác dụng lên vỏ bằng với tải trọng bản thân và hoạt tải trên mái thì có thể thay thế hoàn toàn cốt thép thanh trong loại mái vỏ cong hai chiều nhiều lớp sử dụng lớp bêtông cốt sợi thép. Khi tải trọng tác dụng vượt qua thì mái vỏ thoải sẽ bị nứt, vì vậy cần bố trí thép thanh cấu tạo ngoài cốt thép sợi.
▪ Khi tính toán thiết kế vỏ, ngoài vị trí gần biên có ứng suất biến dạng phức tạp cũng cần xem xét tại vị trí đỉnh vỏ và các góc vỏ.
▪ Có thể sử dụng lý thuyết vỏ một lớp tương đương với điều kiện biên và tải trọng phù hợp. - Hướng phát triển của đề tài:
▪ Các nghiên cứu tiếp theo có thể phát triển cho mái vỏ có lỗ hở và ở các loại mái vỏ mỏng khác nhau như: mái vỏ cầu, mái vỏ trụ, mái vỏ cong hai chiều âm..., cho các bài toán về nhiệt, gió..., các loại điều kiện biên khác nhau.
▪ Nghiên cứu xây dựng phương trình tổng quát chứa tham số bề dày vỏ ảnh hưởng đến trạng thái ứng suất biến dạng trong vỏ, hay nghiên cứu xây dựng phương trình chứa tham số nhịp vỏ...