Định hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Chất lượng giảng viên các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố hà nội tt (Trang 27 - 28)

Trên cơ sở xác định và nắm được những hạn chế trong nghiên cứu này, NCS cho rằng, định hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ nhằm khắc phục những hạn chế kể trên để nghiên cứu được hoàn thiện hơn trong tương lại, cụ thể: Tìm hiểu và bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên các trường đại học công lập; Thực hiện kiểm định, phân tích sự khác biệt về chất lượng giảng viên theo từng khối ngành khác nhau như kinh tế, kỹ thuật...; Mở rộng đối tượng khảo sát cho cán bộ hành chính và lãnh đạo các trường đại học công lập; Tìm hiểu thêm một số nhân tố bổ sung vào mô hình nghiên cứu.

Tiểu kết chương 5

Trong chương 5, NCS một lần nữa khẳng định chất lượng giảng viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Trong 6 nhân tố được đề xuất, tuyển dụng giảng viên có tác động mạnh nhất; tiếp theo là chế độ đãi ngộ; bố trí, sử dụng giảng viên; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên; cơ sở vật chất và cuối cùng là chính sách hiện hành của Nhà nước.

Cũng trong chương 5, NCS cũng đã luận giải, giải thích các kết quả được rút ra trong chương 4. Bên cạnh đó, NCS cũng chỉ ra một số định hướng phát triển các trường đại học công lập trong giai đoạn tới. Đây là các cơ sở để NCS đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm cải thiện chất lượng giảng viên các trường đại học công lập.

KẾT LUẬN

Luận án “Chất lượng giảng viên các trường đại học công lập

trên địa bàn thành phố Hà Nội” được thực hiện với 5 chương.

Với những nội dung được trình bày cụ thể trong từng chương, NCS nghĩ rằng đề tài này có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục đại học hiện nay.

Một phần của tài liệu Chất lượng giảng viên các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố hà nội tt (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w