Dự kiến giải pháp:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN bảo tồn KIẾN TRÚC (Trang 33 - 35)

III. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BẢO QUẢN VÀ TRÙNG TU

2. Dự kiến giải pháp:

Sử dụng hóa chất để làm sạch bề mặt

- Chất tẩy rửa có hóa chất dùng để làm sạch bề mặt công trình trùng tu có 02 lọai: (1) lọai có độ pH thấp (acidic); sử dụng cho hầu hết các bề mặt đá granite, đá phiến – ác-đoa (sandstone), các lọai đá không có đất sét hoặc vôi, và gạch nhám; và (2) lọai có độ pH cao (alkaline); sử dụng cho bề mặt các vật liệu khối xây kỵ axít như đá vôi, cẩm thạch và gạch đất sét nung.

- Cả hai lọai dung môi tẩy rửa này đều có chứa chất họat tính bề mặt cao, có tác dụng giữ ẩm và tẩy rửa bề mặt. Lọai thứ nhất do có chứa axít nên sau khi sử dụng cần phải được rửa sạch hòan tòan khỏi bề mặt bằng nước sạch hoặc chất trung hòa axít. Lọai thứ hai do có tính kiềm nên sau khi sử dụng cần được rửa hòan tòan khỏi bề mặt qua 02 bước: (1) rửa bằng dung dịch axít rất lõang; và (2) rửa bằng nước sạch.

- Cho dù kỹ thuật sử dụng hóa chất trong công tác tẩy rửa bề mặt được chấp nhận và sử dụng rộng rãi đối với việc vệ sinh bề mặt các hạng mục khối xây trong công trình trùng tu, và được coi như một phương thức hiệu quả nhất và ít gây tổn hại nhất để làm vệ sinh các chất bám dính; tuy nhiên một khi được áp dụng thiếu thận trọng, chúng vẫn có thể gây ra những tổn hại đối với khối xây. Những nguy cơ có thể gặp phải là do nồng độ axít hoặc kiềm quá cao; hoặc không đúng; hoặc áp dụng trong điều kiện thời tiết quá lạnh; hoặc không rửa sạch bằng nước sạch sau khi áp dụng các hóa chất tẩy rửa; hoặc các điều kiện khác về môi trường hay nguy cơ sức khỏe và an tòan lao động.

- Đôi khi sau khi thực hiện công tác tẩy rửa, trước khi rửa bằng nước; cần phải sử dụng dung môi axít nhẹ, như axít acetic; nếu không thì có thể xuất hiện các vệt hoặc đốm loang màu nâu nếu như có hàm lượng sắt nhất định trong vật liệu đá. Chất tẩy rửa chứa axít có thể dẫn đến hiện tượng phong hóa và làm phai màu hoặc nhuốm vàng bề mặt đá và gạch. Điều này có thể dẫn đến hư hại các cấu kiện lân cận như khung cửa bằng kim lọai.

- Một kỹ thuật trong tẩy rửa các vết nhuốm bẩn trên bề mặt khối xây là kỹ thuật đắp rút (poulticing), dựa trên nguyên tắc là rút các chất nhuốm bẩn bằng cách đắp chất tẩy rửa lên bề mặt nhằm rút chất bẩn; khác với các phương pháp tẩy rửa khác có thể làm cho chất bẩn thẩm thấm sâu hơn vào trong khối xây. Vật liệu tẩy rửa theo phương pháp đắp và rút này có thể gồm các thành phần như bột đá khóang (talc), bột họat thạch, đất sét tẩy trắng (fuller's earth), đất tẩy màu, hoặc bột giấy được thấm bão hòa với dung môi phù hợp nhằm hòa tan các chất nhuốm bẩn. Kỹ thuật đắp rút này có thể áp dụng thuận lợi đối với các lọai vết nhuốm bẩn như dầu, nhựa bitum, tảo, rêu phong, sơn vẽ viết lên tường (graffiti); các vết nhuốm do kim lọai rỉ sét như ôxít sắt, đồng; hoặc các lọai vết loang do muối đọng hoặc bay màu do phong hóa.

Sử dụng nước làm sạch bề mặt

- Việc sử dụng nước làm sạch bề mặt là phương pháp phổ biến nhất, rửa sạch bụi, vết loang. Các phương thức rửa bằng nước khác nhau: (1) phun sương kéo dài; (2) xịt nước với áp suất cao hoặc thấp; (3) phun nước nóng hoặc lạnh; (4) nước có pha hoặc không pha chất tẩy rửa. Tuy nhiên ngay cả khi sử dụng cách thức phun nước đơn giản nhất với áp suất cao (trên 400 psi) thì việc phun nước vẫn có thể dẫn đến các hư hại đối với khối xây trong các công trình trùng tu.

- Lượng nước lớn cần thiết trong công tác vệ sinh công trình có thể thẩm thấu sâu vào bên trong khối xây, gây ngậm nước trong thời gian dài và làm ăn mòn các cấu kiện kim lọai ẩn bên trong, và hệ quả là chất ôxít hóa kim lọai thấm ra bề mặt khối xây gây ra những vết ố loang lỗ màu vàng nâu. Việc sử dụng nước có khóang chất khi làm vệ sinh bề mặt có thể vĩnh viễn làm phai màu của đá hoặc gạch khối xây. Chẳng hạn không nên dùng nước mềm đối với các lọai đá khóang cácbon do khả năng có thể gây phai màu đá. Chỉ nên sử dụng nước khi không có nguy cơ đóng hoặc tan băng, do nước đóng băng bên trong có thể gây nứt tách khối xây một khi không đủ thời gian khô hòan tòan trước khi đóng băng.

- Một phương pháp khác là dùng hơi nước đun sôi, dù phương pháp này ngày nay không còn phổ biến như trước kia do không hiệu quả so với sử dụng nước. Tuy nhiên phương pháp này vẫn được sử dụng khi cần làm vệ sinh các vết nhuốm bẩn trên những chi tiết điêu khắc có nhiều ngóc ngách phức tạp mà vẫn hạn chế gây mài mòn bề mặt. Hơi nước nước nấu từ lò đun và phun trực tiếp lên bề mặt với áp suất thấp khỏang 10-30 psi với đầu phun dẹp khỏang 5-6 cm. Có thể phối hợp với các chất tẩy rửa hoặc hóa chất phù hợp khi phun hơi nước

Phần kết luận

Trên đây là phần trình bày về bài tập cuối khóa học cho môn học BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC, về phần tổng quan, cá nhân cảm thấy mình đã giải quyết được hầu hết các vấn đề mà thầy đã yêu cầu, trên nền tảng kiến thức đã học, sự hiểu biết và nguồn tài liệu về nội dung và hình ảnh từ Internet.

Tuy nhiên bài tập này em thực hiện trong thời gian tương đối ngắn, cùng với lượng kiến thức có giới hạn, vì vậy sẽ không thể nào tránh khỏi những sai sót cũng như là nhận định chủ quan từ ý kiến của cá nhân. Vì vậy, rất mong nhận được sự đóng gớp cũng như sự chỉnh sửa từ thầy để em có thể hoàn thiện và hoàn chỉnh lại kiến thức của mình hơn trong môn học cũng như là nền tảng kiến thức xã hội.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành, lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến quý thầy. Đặc biệt, trước thềm năm mới em cũng xin được kính chúc thầy và gia đình có một mùa xuân thật ấm áp và ngập tràn tiếng cười.

Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện

Tp.HCM, ngày 29/12/2018

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN bảo tồn KIẾN TRÚC (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)