MRI và chuỗi xung Diffusion

Một phần của tài liệu Viêm tai giữa mạn có cholesteatoma (Trang 26 - 31)

4. Cận lâm sàng

4.3.1. MRI và chuỗi xung Diffusion

Ngày nay, với sự phát triển của y học, chụp MRI có sử dụng các chuỗi xung khuếch tán (diffusion) đem lại những bước tiến lớn trong chẩn đoán cũng như đánh giá tái phát cholesteatoma sau phẫu thuật.

Chuỗi xung Diffusion phản ánh mức độ khuếch tán vi thể của nước trong các tổ chức. Tổn thương sẽ tăng tín hiệu trong các vùng khuếch tán phân tử giảm, ngược lại giảm tín hiệu trong các vùng khuếch tán phân tử tăng. Cholesteatoma thể hiện hình ảnh tăng tín hiệu trên các phim chụp sử dụng chuỗi xung Diffusion.

Nếu như trước đây, với các chuỗi xung T2, T1W, hình ảnh cholesteatoma có thể chưa thật rõ ràng ở một số trường hợp thì nay với các chuỗi xung Diffusion, mà đặc biệt là Diffusion HASTE thì việc chẩn đoán cholesteatoma có độ đặc hiệu và độ nhạy tăng lên rất nhiều

4.3.2. Mục đích

- Chẩn đoán Các biến chứng nội sọ của Cholesteatoma

- Đánh giá khả năng tái phát cholesteatoma trước khi quyết định phẫu thuật thì 2, sau phẫu thuật kín

Theo nghiên cứu của tác giả Lê Văn Khảng, Đoàn Thị Hồng Hoa, Phạm Minh Thông, so sánh chuỗi xung T1 chụp muộn sau tiêm và chuỗi xung Diffusion HASTE, ta thấy được sự ưu việt của chuỗi xung khuếch tán này trong việc chẩn đoán.

Kết quả phẫu thuật và GPB T1 Cholesteatom a Khong Cholesteatoma N Cholesteatoma 23 2 25 Khong Cholesteatoma 2 4 6 N 25 6 31 Độ nhạy: 92%, Độ đặc hiệu 66,7% Kết quả pt và GPB

Diffusion HASTE Cholesteatoma

Khong

Cholesteatoma 24 0 24

Không cholesteatoma 1 6 7

N 25 6 31

Độ nhạy 96%, Độ đặc hiệu 100%

 Trường hợp bệnh nhân nam 35 tuổi, sau mổ cholesteatoma 3 năm, hiện có chảy tai

T2: cholesteatoma tai giữa P giảm tín hiệu

Diffusion EPI axial, khối cholesteatoma tăng tín hiệu rõ ràng, giới hạn của tổn thương méo mó do chuỗi xung này thường bị nhiễu ở tai

Diffusion HASTE coronal, khối cholesteatoma tăng tín hiệu khác biệt hẳn so với cấu trúc xung quanh. Tổn thương dễ phát hiện hơn so với chuỗi xung T1 T2. Giới hạn của tổn thương không bị méo mó do chuỗi xung này không bị nhiễu ở vùng tai.

 Trường hợp 2: bệnh nhân nam 22 tuổi, sau mổ cholesteatoma tai phải 10 năm, mổ tạo hình tai giữa với kỹ thuật kín 1 năm, vào viện nghi ngờ có tái phát cholesteatoma

T1W coronal chụp muộn sau tiêm: khối cholesteatoma giảm tín hiệu không ngấm thuốc

Diffusion EPI axial không phát hiện được cholesteatoma

Diffusion HASTE axial khối cholesteatoma tăng tín hiệu khác biệt hẳn so với cấu trúc xung quanh

Thêm nữa, chuỗi xung khuếch tán có lợi ích là chụp nhanh và không cần tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch. Chúng phản ánh mức độ khuếch tán vi thể của nước trong các tổ chức. Tổn thương sẽ tăng tín hiệu trong các vùng khuếch tán phân tử giảm, ngược lại giảm tín hiệu trong các vùng khuếch tán phân tử tăng. Do vậy, cholesteatoma tăng tín hiệu là do độ khuếch tán phân tử giảm.

5. Điều trị

Một phần của tài liệu Viêm tai giữa mạn có cholesteatoma (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w