THỰC TRẠNG VIỆT NAM
*Quan sát diễn biến thị trường chứng khoán trong thời gian qua, có thể thấy ngoài những yếu tố truyền thống, có những yếu tố “lạ” tác động vào giá cổ phiếu.
- Chuyển sàn làm tăng giá.
Gần đây có hiện tượng cổ phiếu khi chuyển sàn lại tăng giá mạnh. Ví dụ cổ phiếu mã PPC lúc còn ở sàn Hà Nội chỉ là 65.000 đồng, khi chuyển sang sàn TP.HCM lại tăng lên 105.000 đồng? Đó chính là do sự khác nhau trong hệ thống giao dịch giữa các sàn.
Hệ thống giao dịch ở sàn Hà Nội (khớp lệnh báo giá) có một cái hay là đòi hỏi nhà đầu tư phải biết “định giá đúng”. Do khớp lệnh liên tục nên nếu người chơi không biết định giá sẽ bị thiệt. Ví dụ thị trường đang định giá cao cổ phiếu đó, nhưng do không biết nên nhà đầu tư bán với giá sàn, thì ngay lập tức sẽ có người mua.
Trong khi đó tại sàn TPHCM (khớp lệnh định kỳ), người bán này có thể không bị thiệt do hệ thống giao dịch tìm ra mức giá thị trường, mà mức giá này thường cao hơn mức giá sàn (trừ trường hợp thị trường giảm giá quá mức). Cách khớp lệnh này đã giúp cho không ít nhà đầu tư lớn làm giá cổ phiếu, tạo ra cung cầu ảo. Vì vậy mới có trường hợp khi chuyển sàn thì giá lại tăng quá nhanh.
- Vòng xoáy thặng dư vốn.
Từ số liệu công bố của các công ty niêm yết, phải thừa nhận rằng một phần không ít thu nhập của nhiều công ty là từ đầu tư tài chính. Chính những khoản lợi nhuận này đã thổi phồng hiệu quả thực từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết dạng này (xem bảng).
Mã chứng khoán
Lợi nhuận hoạt động/thu nhập tài chính (trước thuế) (tỷ đồng)
Vốn chủ sở hữu/đầu tư tài chính (tỷ đồng) DTC 38/12 120,9/52,9 NAV 21/1,4 38/11,5 HAP 19/15 158/38,5 SMC 20,8/2,3 102/26 DHA 29,9/7 186,6/83,6
Khi TTCK là một kênh tạo ra lợi nhuận hấp dẫn như thời gian qua thì các doanh nghiệp không nằm ngoài cuộc chơi ấy, cũng tranh thủ cho mình những khoản lợi nhuận nhằm gia tăng mức tỷ suất sinh lợi cho các cổ đông của họ.
Chính những khoản lợi nhuận thu được đã giúp cho các công ty niêm yết lấy lại đà tăng trưởng giá của mình, lôi kéo các nhà đầu tư trên thị trường. Trong khi đó các nhà đầu tư mới tham gia chỉ thấy mức lợi nhuận của công ty mà mình đã đầu tư; họ ít chú ý đến đâu là nền tảng sự phát triển của doanh nghiệp.
Đối với những công ty niêm yết thì nhà đầu tư còn có thể nhận ra được những bất hợp lý, còn những công ty chưa niêm yết thì quả thật là một mê hồn trận. Ví dụ có công ty mức lợi nhuận sau thuế cả năm 2006 đạt được là 83 tỷ đồng thì có đến 30 tỷ đồng từ lãi đầu tư cổ phiếu công ty khác. Những khoản lợi nhuận này có được tiếp tục duy trì trong tương lai như kỳ vọng của các nhà đầu tư không?
- Sự liên kết giữa công ty và các nhà quản lý quỹ.
Rủi ro tiềm ẩn hiện nay của TTCK nằm ở chính phần đầu tư tài chính tại các công ty cổ phần do đầu tư tài chính không phải là “nghề” chính và rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Đứng ở góc độ chung thì lượng vốn đầu tư này đã làm gia tăng quy mô thị trường nhưng GDP thì rất có thể lại không tăng theo tương ứng, đây chính là điều tạo nên yếu tố không bền vững hay ảo trên TTCK Việt Nam.
Nguy hiểm hơn khi ta liên kết các khoản đầu tư tài chính này với hoạt động IPO hay huy động vốn bổ sung trên TTCK. Việc thực hiện các dự án cần một khoảng thời gian khá dài mới có thể hấp thụ hết lượng vốn huy động, nên đã tạo ra lượng vốn quá dư thừa. Sẽ có nhiều công ty sử dụng một phần lượng vốn thu được để đầu tư tài chính.
Đáng nguy hiểm là lượng vốn này lại được các công ty “nhờ” những công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp thực hiện đầu tư trở lại cho mình. Thực tế cho thấy có thể đã có những thỏa thuận “ẩn” giữa công ty và nhà quản lý quỹ để kích với cổ phiếu của công ty lên cao.
Sở dĩ phải nhờ đến các nhà quản lý quỹ là do quy định hiện nay không cho phép công ty tự đầu tư vào chính mình, nhưng không thể cấm các công ty quản lý quỹ dùng tiền của công ty để đầu tư vào chính công ty đó. Sự cấu kết này là vô cùng nguy hại cho sự bền vững của TTCK.
Chính các công ty quản lý quỹ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và họ am hiểu hơn các nhà đầu tư khác. Không những thế họ lại có ưu thế về vốn để thực hiện những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao. Còn
những nhà đầu tư nhỏ lẻ là những người đến sau và họ chính là người tự nguyện “phân phối” lại túi tiền của mình cho các đại gia.
*Không những thế công nghệ “làm giá” trên thị trường OTC còn gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc định giá cô phiếu.
Rất đông những người đầu tư CP chưa niêm yết đã mua CP theo tin đồn hoặc “nghe nói”. “Công nghệ” làm giá CP hình thành khiến thị trường này ngày càng trở nên rủi ro...
- Lên xuống theo... “nghe nói”
Thời gian gần đây, giới đầu tư OTC lại có dịp “xôn xao” khi giá CP ML - một loại CP không được đánh giá cao trên thị trường - cứ liên tục tăng mạnh. Từ mức giá 34.000-35.000 đồng/CP, giá CP ML đã “nhảy một lèo” lên 42.000-44.000 đồng/CP. Thông tin được một số nhà môi giới OTC đưa ra để lý giải hiện tượng tăng giá bất thường của CP ML là hiện đang có một số nhà đầu tư “lớn” từ... Hà Nội vào thu gom khoảng 200.000-300.000 CP này(?).
Ngoài ra, thông tin về việc đơn vị này đã thành công trong việc bán CP cho một số đối tác nước ngoài với một khối lượng lớn, trị giá hàng trăm tỉ đồng cũng được các nhà đầu tư “kháo” với nhau. CP của công ty này từng lên đến 48.000 đồng/CP vào thời điểm thị trường đang “nóng”, rồi bất ngờ rớt giá không phanh sau khi có thông tin đơn vị này nợ nần như “chúa chổm”, thậm chí phải vay tiền bên ngoài với lãi suất cao(?) khiến không ít nhà đầu tư hoang mang và bán tháo CP.
Trước đó, khi thông tin về việc Bộ Tài chính đề nghị thu điều tiết 1.000 tỉ đồng từ khoản lợi nhuận giai đoạn 2004-2006 của Công ty Đ, một số “cò” môi giới CP OTC lập tức đề nghị người bán phải giảm 5.000-6.000 đồng/CP nếu muốn thực hiện giao dịch. Tại một số sàn chứng khoán, nhiều người bắt đầu rỉ tai nhau dự báo về nguy cơ CP này sẽ tiếp tục giảm mạnh. Tuy nhiên, giá giao dịch thực tế của CP Đ trong cùng ngày đã tăng khoảng 2.000 đồng/CP, dao động từ 74.000-74.500 đồng/CP.
-Công nghệ làm giá
Tình trạng “đẩy” hay “dìm” giá CP diễn ra khá phổ biến trên thị trường OTC. Theo anh Hồ Ngọc Điền, một nhà đầu tư, phần lớn CP có tính thanh khoản cao trên thị trường OTC đều bị làm giá. “Sự tăng hay giảm bất thường của nhiều loại CP trên thị trường OTC phần lớn chẳng có “dây mơ rễ má” gì với hoạt động của đơn vị, mà chủ yếu là do có bàn tay làm giá của một số nhà đầu tư “lớn”...” - anh Điền nói.
Ông Nguyễn V. - chuyên môi giới CP - cho biết thông thường các nhà đầu tư “lớn” thiết lập riêng một “mạng lưới phân phối” là những “cò” CP OTC, được hưởng “lương” cố định hay hoa hồng cho những phi vụ làm ăn của các nhà đầu tư “lớn” này. Số “cò” này được rải đến các sàn chứng khoán, mỗi sàn khoảng 2-3 “cò”, với nhiệm vụ chủ yếu là tung tin làm giá và “săn” một số CP được các nhà đầu tư “lớn” này đưa vào tầm ngắm.
Ngoài những “chiêu thức” này, theo anh V., các nhà đầu tư “lớn” cũng thuê người đăng ký thành viên trên các trang web chuyên về CP OTC để phục vụ mục đích làm giá cho những CP đang nắm giữ hoặc có ý định mua vào.
-Làm giá, quá dễ!
Theo một chuyên gia chứng khoán, giá CP OTC hiện nay không theo một “chuẩn mực” nào, do cơ sở cho việc xác định giá của những loại CP này là những báo cáo tài chính cũng như các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp hiện đều thuộc diện... bí mật. Do đó, khả năng CP nào đó “bị” các đối tượng bên ngoài hay “được” các đối tượng bên trong công ty làm giá, thông qua một vài giao dịch lớn, rất dễ xảy ra.
Trưởng phòng môi giới của một công ty chứng khoán cũng thừa nhận có hiện tượng này khi cho biết có không ít công ty đã phải “ngậm đắng nuốt cay” do CP của các đơn vị này lọt vào tầm ngắm của những người làm giá. Theo vị trưởng phòng này, một khi nắm được một khối lượng CP kha khá của một doanh nghiệp, các nhà đầu tư “lớn” sẵn sàng áp dụng chiến thuật “nội công, ngoại kích”, đẩy CP này ra bán với giá thấp, đồng thời tung thông tin xấu về đơn vị thông qua “mạng lưới phân phối”. Khi các nhà đầu tư cá nhân cảm thấy lo lắng và đổ ra bán, các nhà đầu tư “lớn” này lại âm thầm đi gom về. Ngược lại, khi đã gom được một khối lượng CP lớn, các nhà đầu tư “lớn” này lại thực hiện một số thủ thuật để đẩy giá CP này lên.
Anh Nguyễn Ngọc Trường Chinh - trưởng bộ phận môi giới CP OTC của Công ty ACBS - cho rằng không chỉ các nhà đầu tư “lớn” làm giá mà trong rất nhiều trường hợp, chính các công ty cũng bắt tay với nhà đầu tư “lớn” để làm giá CP cho đơn vị. “Hầu hết những công ty muốn tăng tính thanh khoản CP của đơn vị mình đều bắt tay với một số cổ đông lớn, những nhà đầu tư “lớn” có tiềm lực tài chính để làm giá CP cho đơn vị...”
Đó quả là những sự việc đáng lo ngại, làm lũng đoạn thị trường chứng khoán, gây tâm lý hoan man cho các nhà đầu tư hiện nay. Do vậy, nhà nước cần phải có những biện pháp chặc chẻ hơn trong vấn đề quản lý thị trường.
Hạn chế vấn đề “làm giá” của các công ty lớn. Phản ánh giá trị thực của CP, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.
*Hiện tượng "Loãng" giá chứng khoán.
Nhiều công ty cổ phần đang đau đầu trước tình trạng "loãng giá chứng khoán (CK) sau khi phát hành cổ phần mới, cổ phiếu thưởng. Dự báo có thể có xu hướng mới là các công ty sẽ vay vốn thay vì phát hành thêm cổ phiếu.
"Loãng" giá CK là hiện tượng giá CK giảm do số lượng cổ phiếu tăng lên. Có hai cách giải thích cho hiện tượng này. Thứ nhất là do nguồn cung CK của công ty tăng so với nhu cầu hiện tại làm giá CK giảm. Lý do thứ hai là vì gánh nặng tạo ra lợi nhuận đặt lên vai công ty sẽ lớn hơn khi số cổ phiếu tăng lên.
- Đã biết sợ "loãng" giá CK
Cuối năm 2006 đầu năm 2007, hàng loạt công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và đã được thị trường hưởng ứng. Giá trúng bình quân của các công ty có tên tuổi thường gấp 6-12 lần mệnh giá, và gấp 4-7 lần giá khởi điểm, có trường hợp cao nhất là giá trung bình cao gấp 14 lần giá khởi điểm trong đợt đấu giá lần đầu của Tổng công ty Bảo hiểm dầu khí (PVI). Với mức giá bán cổ phiếu cao như vậy, cổ phiếu trở thành nguồn vốn huy động cực rẻ cho các công ty khi cần huy động thêm vốn. Bên cạnh đó, các công ty cũng phát hành mới cổ phiếu thông qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng, bán cổ phiếu mới cho cổ đông với giá ưu đãi ở mức rất sát hoặc bằng với mệnh giá. Chính sách cổ phiếu thưởng, cổ phiếu mới được mua giá ưu đãi được thị trường hưởng ứng mạnh mẽ, các tỉ lệ thưởng hấp dẫn: một thưởng ba (trường hợp Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà - SJS vào tháng 1-2007), một thưởng hai (như trường hợp Công ty Khoáng sản Bình Định - BMC tháng 4-2007) đều được xem là thông tin tốt lành đẩy giá cổ phiếu tăng lên rất cao ngay cả sau khi số cổ phiếu thưởng, cổ phiếu mới được niêm yết lên sàn.
Lúc này yếu tố "loãng" giá CK chưa có tác động đến thị trường. Niềm say mê sở hữu càng nhiều CK càng tốt làm các nhà đầu tư quên đi rằng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu giảm đi. Và chỉ đến khi Ngân hàng Nhà nước có chỉ thị 03 kiểm soát luồng tín dụng đổ vào thị trường CK, nhu cầu CK bắt đầu giảm, cũng là lúc thị trường nghiệm ra bài học về hiện tượng "loãng" giá CK.
Trong tình hình hiện tại, hầu hết các công ty rất ngại nghĩ đến phát hành cổ phiếu để huy động vốn vì sợ không bán được, ảnh hưởng uy tín công ty và số cổ phiếu bán được cũng đem lại khoản thu rất hạn chế. - Chuyển sang "nợ" thay cho "vốn"
Gần đây có nhiều dấu hiệu cho thấy giá CK đã được điều chỉnh dần về giá trị thực khi VN-Index giảm dần, bất kể các công ty niêm yết có kết quả kinh doanh rất tốt cho nửa đầu năm 2007 và thông tin các quĩ đầu tư nước ngoài có uy tín tăng tỉ lệ sở hữu CK ở một số công ty niêm yết.
Thị trường vẫn khó duy trì được lượng cung vốn do chỉ thị 03 thắt chặt cho vay CK. Bài toán vốn mà các công ty có thể áp dụng trong tình thế này là tỉnh táo chọn đúng nguồn vốn theo đề nghị của lý thuyết chọn lựa vốn: nếu có nhu cầu vốn thì ưu tiên vay vốn thay vì phát hành thêm cổ phiếu. Hơn nữa vay vốn ngân hàng trong điều kiện hiện nay có nhiều ưu điểm là lãi suất vay thấp vì các ngân hàng cũng đang trong tình thế muốn giải ngân để bù đắp khoản giảm cho vay kinh doanh CK. Tạm dùng vốn vay để chờ thời điểm thích hợp hơn cho phát hành cổ phần là một chiến lược các công ty cần cân nhắc.
*Cách thức xác định giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết là vấn đề được bàn luận nhiều hiện nay. Cùng nói về vấn đề này các nhà đầu tư đã có ý kiến :
Vừa qua, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM (TTGDCK TP HCM) đã ra hướng dẫn về phương thức khớp lệnh mới của sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (Hostc) trong đó mục 7 có đưa ra quy định mới về cách thức xác định giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ mới niêm yết theo đó vẫn áp dụng khớp lệnh định kỳ để xác định giá niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên.
Tuy nhiên chưa ai thực sự nhìn thấy được hình dạng của bảng điện tử mà phương thức khớp lệnh mới được sử dụng thì việc phán đoán giá khớp lệnh của các nhà đầu tư để ra quyết định mua/bán vẫn còn nhiều câu hỏi lớn. Với tư cách là một nhà đầu tư - thành viên câu lạc bộ chứng khoán CSI, tôi xin được phép mạn bàn về vấn đề trên để quý vị tham khảo và thảo luận với giả định là bảng điện tử vẫn giữ nguyên hình hài như hiện nay. - Lối mòn?
Về bản chất, việc xác định giá theo quy định mới không khắc phục được các kỹ thuật làm giá CP/CCQ mà các đại gia xử dụng để nâng giá cổ phiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lên rất nhiều so với giá giao dịch của CP/CCQ đó ngay trước khi chưa niêm yết. Nhằm hạn chế tình trạng này và