3. Ảnh hưởng của đòn bảy Tổng hợp đến rủi ro và tỷ suất sinh lời
5.1. Các doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính (cấu trúc nguồn vốn có tỷ lệ
lệ nợ khá cao)
Trong trường hợp này các doanh nghiệp nên tăng cường việc sử dụng đòn bẩy đó là các doanh nghiệp hoạt động thật sự có hiệu quả. Doanh nghiệp đang hoạt động trên đà phát triển và lợi nhuận đạt được hàng năm tương đối ổn định tránh tình trạng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống bất thường sẽ làm cho đòn bẩy tài chính phản tác dụng. Các doanh nghiệp đó có tỷ lệ nợ khá cao trong cơ cấu tài trợ, với cơ cấu tài trợ này công ty sẽ phát huy được hiệu ứng tích cực của đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên tỷ lệ nợ này cũng rất nguy hiểm khi công ty hoạt động gặp khó khăn để hạn chế vấn đề này công ty cần phải phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sỡ hữu hoặc sử dụng chính sách phân phối cổ tức thấp để trích lợi nhuận hàng năm bổ sung VCSH. Nhà quản lý của các doanh nghiệp nên nhạy bén và thường xuyên nắm bắt thị trường và cũng nên xem xét các yếu tố bên trong của doanh nghiệp để thay đổi chính sách kịp thời.
5.2 Các doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính một cách vừa phải (cấu trúc nguồn vốn có tỷ lệ nợ vừa phải )
Chính sách nên áp dụng đối với các doanh nghiệp có thực trạng hoạt động khá tốt, đang có chỗ đứng trên thị trường, với tỷ lệ nợ gia tăng doanh nghiệp dùng để đầu tư mua sắm thiết bị TSCĐ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh...
Tuy nhiên đối với loại Doanh nghiệp trên cần xem xét cẩn thận vì mỗi doanh nghiệp có một tình hình cụ thể. Nhà quản lý nên chủ động trong việc áp dụng chính
sách này. Nếu doanh nghiệp này đang chịu rủi ro là khá cao, ví dụ như doanh nghiệp đang mở rộng địa bàn tiêu thụ sang các địa bàn khác như vậy doanh nghiệp đang chịu rủi ro ở các địa bàn khác nên doanh nghiệp không nên chịu rủi ro thêm nữa. Trong trường hợp này, Doanh nghiệp nên giảm bớt tỷ lệ nợ trong cấu trúc tài trợ của mình để giảm bớt rủi ro.
Cũng như trong trường các doanh nghiệp nên chủ động điều chỉnh cấu trúc nguồn vốn của mình theo hướng tăng nguồn VCSH bằng cách là phát hành cổ phiếu...
5.3 Các doanh nghiệp nên ít sử dụng đòn bẩy (cấu trúc nguồn vốn có tỷ lệ nợ tương đối ít)
Đây là các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động rất thấp, đang ở trong tình trạng lạc hậu, gặp nhiều vấn đề khó khăn...Những doanh nghiệp này thường là tỷ lệ nợ rất cao, chủ yếu là nợ ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn trong ngắn hạn và thanh toán kịp thời những khoản nợ phải trả. Vì vậy, những doanh nghiệp này thường bị áp lực trong thanh toán .
Để giải quyết vấn đề trên, doanh nghiệp nên giảm tỷ lệ nợ trong cấu trúc nguồn vốn lại để giảm bớt áp lực thanh toán, giảm bớt rủi ro phá sản đồng thời để giảm bớt hiệu ứng tiêu cực của đòn bẩy tài chính. Lúc này doanh nghiệp phải tập trung cũng cố, điều chỉnh về mọi mặt từ khâu tổ chức cho đến sản xuất, bán hàng, cung cấp dịch vụ... nâng cao hiệu qủa sử dụng tài sản, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ... để lấy lại uy tín cho doanh nghiệp. Xây dựng các chiến lược lâu dài , nâng cao hiệu quả hoạt động.
5.4 Các doanh nghiệp không nên sử dụng đòn bẩy quá cao(cấu trúc nguồn vốn có tỷ lệ nợ cao)
Cấu trúc nguồn vốn có tỷ lệ cao là một cấu trúc rất nguy hiểm hầu hết đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó mang lai rủi ro rất cao. Mọi Doanh nghiệp đều nằm trong thế cạnh tranh và nền kinh tế thị trường, trong trường hợp xấu bất ngờ xảy ra đối với các doanh nghiệp nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ lệ nợ cao trong cấu trúc nguồn vốn của mình, sẽ làm tăng hiệu ứng tiêu cực do đòn bẩy tài chính gây ra. Đối với những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, điều đó cũng gây nguy hại đến doanh nghiệp nhưng có thể là chưa đến mức dẫn đến phá sản. Còn đối với các doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, đang trên đà đi xuống, phá sản là một vấn đề khó tránh khỏi. Vì vậy đây là một cấu trúc hết sức nguy hiểm, không nên sử dụng cấu trúc này khi chưa phân tích kỹ mọi tình hình của công ty.
KẾT LUẬN PHẦN V
Như vậy ta thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm bớt rủi ro là một vấn đề mà doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được. Nhưng để đạt được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích kỹ tình hình hoạt động cũng như tài chính của mình để đưa ra một chính sách đúng đắn và phù hợp. Có nên đánh đổi rủi ro để đạt được một mức lợi nhuận cao, hay chấp nhận mức rủi ro thấp để không phải gánh chịu thêm các rủi ro khác nữa.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua phân tích trên ta thấy, đòn bẩy xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng tài sản và nợ có chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định. Một doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy trong nổ lực đạt được lợi nhuận cao hơn định phí của tài sản và nợ vay, như vậy làm tăng lợi nhuận cho cổ đông.
Đòn bẩy hoạt động xảy ra khi doanh nghiệp sử dụng tài sản có chi phí hoạt động cố định. Độ nghiệng đòn bẩy hoạt động (DOL) đo lương phần trăm thay đổi trong EBIT của một doanh nghiệp từ 1% thay đổi trong doanh thu(hay đơn vị sản lượng). Khi các chi phí hoạt động cố định tăng, DOL cũng tăng.
Đòn bẩy tài chính xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng vốn(chủ yếu là nợ và cổ phần ưu đãi) có chi phí tài chính cố định. Độ nghiêng đòn bẩy tài chính (DFL) đo lường phần trăm thay đổi trong EPS của một doanh nghiệp từ 1% thay đổi trong EBIT.Khi các chi phí cố định tăng, DFL cũng tăng.
Rủi ro kinh doanh chỉ tính biến thiên trong EBIT của một doanh nghiệp. Nó là hàm số của nhiều yếu tố, gồm DOL và tính không chắc chắn của doanh thu. Nếu tất cả các yếu tố bằng nhau , DOL của mmột doanh nghiệp càng cao, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
Rủi ro tài chính chỉ tính không chắc chắn tăng thêm trong EPS của một doanh do việc sử dụng đòn bẩy tài chính.
Đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính, và sự ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính đến rủi ro và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp là những vấn đề rất hữu dụng cho phân tích, hoạch định và kiểm soát tài chính. Các giám đốc tài chính đã dựa vào đó để quyết định các vấn đề tài chính quan trọng của công ty mình như nên huy động vốn vay, đánh đổi rủi ro để đạt được lợi nhuận mong muốn hay chấp nhận lợi nhuận thấp để không phải chịu thêm rủi ro khác …
Trong quá trình hoàn thành đề án, với thời gian có hạn và kiến thức hiểu biết còn hạn chế, đề tài còn nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô giáo đóng góp ý, huớng dẫn để đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...
PHẦN I: KHÁI QUÁT TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...
2.Nội dung của tài chính và tài chính doanh nghiệp ………
2. Phân tích tài chính doanh nghiệp:...
2.1. Mục tiêu phân tích tài chính:...
2.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp...
2.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính...
2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp...
2.2.3. Phân tích rủi ro của doanh nghiệp...
2.2.3.1. Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của doanh nghiệp...
2.2.3.2. Phân tích rủi ro phá sản của doanh nghiệp...
2.2.4. Phân tích giá trị của doanh nghiệp...
3. Các công cụ phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp...
3.1. Định nghĩa:...
3.3. Các công cụ phân tích tài chính...
3.3.1 So sánh các báo cáo tài chính ...
3.2.2. Phân tích các tỷ số...
3.2.3. Sử dụng công cụ tin học để phân tích tài chính...
KẾT LUẬN PHẦN I...
PHẦN II: ĐÒN BẢY HOẠT ĐỘNG 1. Khái niệm và công thức tính Đòn bảy hoạt động ...
2. DOL và Phân tích hoà vốn...
3. Ảnh hưởng của đòn bảy hoạt động đến rủi ro kinh doanh và tỷ suất sinh lời PHẦN III: ĐÒN BẢY TÀI CHÍNH...
1. Khái niệm và công thức tính đòn bảy tài chính...
2. Ảnh hưởng của đòn bảy tài chính đến rủi ro tài chính và tỷ suất sinh lời...
PHẦN IV: PHÂN TÍCH TỔNG HỢP CỦA HAI ĐÒN BẢY-ĐÒN BẢY TỔNG HỢP...
1. Khái niệm đòn bảy tổng hợp...
3. Ảnh hưởng của đòn bảy Tổng hợp đến rủi ro và tỷ suất sinh lời. ...
PHẦN V: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TÀI TRỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP...
5.1. Các doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính (cấu trúc nguồn vốn có tỷ lệ nợ khá cao)... 5.2 Các doanh nghiệp nên sử dụng đòn bẩy tài chính một cách vừa phải (cấu trúc
5.3 Các doanh nghiệp nên ít sử dụng đòn bẩy (cấu trúc nguồn vốn có tỷ lệ nợ tương đối ít)... 5.4 Các doanh nghiệp không nên sử dụng đòn bẩy quá cao(cấu trúc nguồn vốn có tỷ lệ nợ cao)...
KẾT LUẬN PHẦN V...
PHẦN KẾT LUẬN... Mục Lục.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phân tích hoạt động kinh doanh (Phần II) TS. Trương Bá thanh & (Nhà xuất Bản Giáo Dục, 2001) ThS. Trần Đình Khôi Nguyên - Tài chính doanh nghiệp hiện đại TS. Trần Ngọc thơ
(Nhà xuất bản Thông Kê,2003)
- Luận văn Thạc sĩ ThS.Nguyễn Ngọc Vũ
(Đại Học Đà Nẵng,2003)
- Luận văn Thạc sĩ ThS.Đinh Thị Thi