a. Khi cấy truyền vi sinh vật trên ống thạch nghiêng, giải thích tại sao phải ria que cấy ngược từ đáy ống nghiệm lên phía trên?
Phải ria que cấy ngược từ dưới đáy ống nghiệm lên phía trên vì: B
Nếu ria từ trên xuống sẽ khó thao tác và dễ làm rách thạch
Ria từ dưới lên, quê cấy sẽ theo chiều từ dưới đi lên và ra khỏi ống nghiệm mà không phải di chuyển qua đường đã cấy, tránh được tình trạng vsv mọc lan ra khỏi đường cấy.
Khi môi trường được chuẩn bị xong sẽ có một giọi nước ở đáy ống nghiệm, khi thao tác thường dùng que cấy hòa vào giọt nước và bắt đầu ria, như vậy vsv sẽ mọc đều ở đường cấy.
b/ Đĩa petri sau khi cấy vsv nên đặt úp hay đặt ngửa mặt thạch? Giải thích?
Nên đặt úp mặt thạch vì:
Tránh đổ vỡ khi sử dụng đĩa sau này.
Khi đặt úp mặt thạch sẽ tránh được tình trạng nhiễm những vsv không mong muốn. Thông thường sau khi cấy vsv, đĩa petri được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng hoặc tủ ấm, điều này sẽ sinh ra hơi nước. Nếu đặt ngửa mặt thạch, hơi nước bốc lên gặp nắp đĩa petri sẽ rơi xuống trở lại môi trường, làm ảnh hưởng đến kết quả cấy, những vsv sẽ mọc lan ra khỏi đường cấy hoặc bị nhiễm.
Bài 9. ĐỊNH LƯỢNG TỔNG SỐ NẤM MEN VÀ NẤM MỐC 1. Mục đích
Định lượng tổng số nấm men, nấm mốc từ đó thông qua số lượng nấm men nấm mốc đếm được để xác định, đánh giá chất lượng của mẫu, nguy cơ hư hỏng, thời hạn bảo quản và mức độ vệ sinh trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm, đồng thời quan sát được hình thái, cấu trúc của nấm men và nấm mốc.
2. Kết quả
Hình 9.1: Kết quả đỗ đĩa lần 1 với độ pha loãng 10-3
Hình 9.5: Kết quả đỗ đĩa lần 5 với độ pha loãng 10-6
Nồng độ 10-2 10-3 10-4 10-5 10-6
Hình 9.3: Kết quả đỗ đĩa lần 3 với độ pha loãng 10-4
Đĩa thứ 1 48 5 1 4 0 Đĩa thứ 2 82 10 4 1 0 Đĩa thứ 3 56 11 2 2 0
Bảng 9.1: Số khuẩn lạc đếm trên các đĩa
Đếm tất cả các khuẩn lạc xuất hiện trên các đĩa sau khi ủ. Chọn số đĩa có số đếm trong khoảng 10-150 để tính kết quả. Mật độ tổng số nấm men nấm mốc được tính như sau.
Tính toán kết quả:
Số khuẩn lạc trên 1ml mẫu: N = = = 6.3x103 (CFU/ml)
3. Nhận xét và giải thích
Các đĩa có nồng độ pha loãng càng cao thì càng xuất hiện nhiều khuẩn lạc. Khuẩn lạc xuất hiện nhiều nhất ở các đĩa có nồng độ pha loãng 10-2. Ở đĩa có nồng độ pha loãng 10-6 hầu như không thấy khuẩn lạc xuất hiện. Ngoài ra ta còn thấy sự chênh lệch số lượng khuẩn lạc ở các đĩa có cùng nồng độ pha loãng. Nguyên nhân gây nên sự chênh lệch này có thể do trong mẫu pha loãng chưa được lắc đều hoặc có thể do hơi nước đọng trên thành đĩa thạch rơi vào môi trường ảnh hưởng đến kết quả ở các đĩa.
Khuẩn lạc là những tế bào đơn lẻ, hình oval hoặc hình tròn, màu trắng đục, hơi nhô lên ở trung tâm.
4. Bàn luận sau thí nghiệm
b/ Định lượng tổng số nấm men nấm mốc dựa vào phương pháp định lượng gián tiếp. So sánh giữa định lượng trực tiếp và định lượng gián tiếp:
Định lượng trực tiếp
Định lượng gián tiếp
đếm trực tiếp số tế bào vi sinh vật có trên tiêu bản làm từ mẫu
định lượng thông qua môi trường mới bằng cách gieo cấy một lượng nhất định mẫu lên một môi trường thích hợp, nuôi cấy ở nhiệt độ thích hợp, sau đó đếm tổng số khuẩn lạc.
Ưu điểm Cho kết quả nhanh chóng.
Cho kết quả chính xác hơn.
Nhược điểm Không phân biệt được tế bào sống hay chết.
Mất nhiều chi phí để làm môi trường.
Mất nhiều thời gian.
b/ Định lượng tổng số nấm men nấm mốc có thể sử dụng phương pháp đổ đĩa hoặc trải đĩa. So sánh giữa phương pháp đổ đĩa và phương pháp trải đĩa:
Trải đĩa Đổ đĩa Ưu điểm Định lượng được
các vi sinh vật nhạy nhiệt.
Độ đồng đều cao khuẩn lạc mọc đều nên dễ nhận dạng các khuẩn lạc đặc trưng. Cấy được thể tích mẫu lớn Mật độ khuẩn lạc cao hơn. Thao tác nhanh, dễ dàng.
Nhược điểm Chỉ cấy được thể tích mẫu nhỏ hơn so với phương pháp đổ đĩa. Đếm được số lượng khuẩn lạc ít hơn.
Thời gian trải lâu
dễ nhiễm
Không định lượng được vi sinh vật quá nhạy nhiệt. Không xác định được hình dạng khuẩn lạc nhất định. Khó đếm do khuẩn lạc chồng lặp.
Bài 10. TỔNG SỐ VI SINH VẬT HIẾU KHÍ 1. Mục đích
Tổng số vi khuẩn hiếu khí là một chỉ tiêu vi sinh cơ bản của thực phẩm. Dựa vào chỉ tiêu này, người ta có thể đánh giá khái quát về tình trạng vệ sinh của thực phẩm cũng như dự đoán thời gian bảo quản của sản phẩm. Số khuẩn lạc nhóm vi khuẩn hiếu khí có trong 1g hoặc 1ml thực phẩm càng cao chứng tỏ điều kiện vệ sinh sản xuất kém và thời gian sản phẩm sẽ càng ngắn. Tùy thuộc vào loại thực phẩm mà giá trị tổng số vi khuẩn hiếu khí cho phép có mặt trong sản phẩm có thể thay đổi.
2. Kết quả
Mẫu thực hiện: Trãi đĩa với mẫu nước ao hồ.
Hình 10.1: Kết quả trải đĩa lần 1 với độ pha loãng 10-1
Hình 10.3: Kết quả trải đĩa lần 3 với độ pha loãng 10-3
Hình 10.4: Kết quả trải đĩa lần 4 với độ pha loãng 10-4
Hình 10.5:Kết quả trải đĩa lần 5 với độ pha loãng 10-5
3. Nhận xét và giải thích
Hình dạng: khuẩn lạc hình tròn. Màu sắc: trắng đục.
Vị trí: mọc trên bề mặt môi trường (do thực hiện phương pháp trãi đĩa), phân tán khá đều.
Bảng 10.1: Số khuẩn lạc trên đĩa
Nồng độ 10-1 10-2 10-3 10-4 10-5
Đĩa 1 160 30 26 17 7
Đĩa 2 156 27 30 5 3
Đĩa 3 163 15 12 6 0
Qua quan sát và đếm số khuẩn lạc, số khuẩn lạc ở các đĩa có nồng độ 10-1 nhiều nhất. Ở các đĩa nồng độ 10-5 rất ít khuẩn lạc (có 1 đĩa không có khuẩn lạc). Nồng độ cáng cao thì lượng vi sinh vật nhiễm càng nhiều.
Số khuẩn lạc được xem là sinh khối của một tế bào hiện diện trong mẫu nước ao hồ ban đầu.`
Đếm tất cả các khuẩn lạc xuất hiện trên các đĩa sau khi ủ. Chọn số đĩa có số đếm trong khoảng 25-250 để tính kết quả. Mật độ tổng vi sinh vật hiếu khí được tính như sau.
Tính toán kết quả:
Số khuẩn lạc trên 1ml mẫu: ==1.8x103 (cfu/ml)