Biện pháp kiểm tra sau nổ mìn và xử lý mìn câm.

Một phần của tài liệu Phương án nổ mìn (Trang 29 - 30)

IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI NỔ MÌN

6. Biện pháp kiểm tra sau nổ mìn và xử lý mìn câm.

Mìn câm có nhiều nguyên nhân, muốn giải quyết được mìn câm thì trước hết phải tìm ra được nguyên nhân làm câm lỗ mìn hoặc bãi mìn. Đây là một công việc phức tạp và đòi hỏi phải rất thận trọng. Nó là nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn lao động. Việc giải quyết mìn câm hoặc mìn sót phải làm dưới sự chỉ đạo của người Chỉ huy nổ mìn. Trong mọi trường hợp:

+ Không được dùng tay hay bất cứ vật gì moi hay rút dây lấy kíp trong các lỗ mìn ra để tránh kíp nổ bị kích thích làm nổ phát mìn đã nạp trong lỗ.

+ Không được đục hoặc khoan tiếp vào lỗ mìn mà trong đó chất nổ chỉ cháy phụt lên, mặc dù trong lỗ khoan không còn chất nổ. Để nổ tiếp lỗ mìn này, phải đợi sau khi chất nổ bị phụt một thời gian là 30 phút chờ mìn nguội hẳn đi mới được nạp chất nổ lại.

* Cách giải quyết:

- Nếu toàn bộ các lỗ mìn của một đợt bắn hay một số lỗ mìn, một hàng mìn không nổ do mạng dây dẫn bị hỏng thì có thể sửa lại hoặc đấu lại rồi cho nổ. Việc sửa hoặc đấu lại mang dây dẫn thực tế không gây va chạm tới ngòi mìn, vì công việc này chỉ động chạm tới mạng dây dẫn, tới đầu dây thò ra ngoài miệng các lỗ mìn.

- Khi nổ mìn ốp bị câm, cho phép lấy tay khẽ bóc lớp đất phủ bên trên rồi cho mìn mồi khác vào đắp đất như cũ để nổ. Công việc này thật nhẹ nhàng tránh kích thích ngòi mìn nổ khi đang thao tác. Ngòi mìn lấy ra từ phát mìn ốp câm đó phải đem huỷ theo quy định.

- Đối với các lỗ mìn nông dưới 1m và có đoạn nút lỗ ngắn dưới 0,4m thì có thể giải quyết lỗ mìn câm hoặc lợi dụng khe nút sẵn có để bắn kích thích làm nổ phát mìn câm. Trường hợp không thể kích nổ bằng cách áp chất nổ bên ngoài hoặc các khe nứt thì phải làm theo cách thông thường sau: “Khoan một lỗ khoan khác song song với lỗ mìn câm, khoảng cách và chiều sâu lỗ này tuỳ thuộc vào chiều sâu và lượng chất nổ của lỗ mìn bị câm nhưng khoảng cách giữa 2 lỗ không nhỏ hơn 0,3m kể từ miệng hai lỗ khoan. Chiều sâu lỗ khoan mới phải gần bằng chiều sâu của lỗ mìn câm. Thông thường đáy lỗ khoan mới nổ sẽ kích thích và làm nổ bao mìn mồi của lỗ mìn câm. Vị trí và hướng của khoan mới do người chỉ huy nổ mìn quyết định, nhưng có sự tham gia của từng công nhân đã khoan và nạp chất nổ vào lỗ khoan cũ. Trường hợp cần thiết để xác định lượng lỗ khoan cũ một cách chính xác, có thể cho phép mọi vật liệu nút lỗ đoạn không quá 0,2m kể từ miệng lỗ”

- Để giải quyết lỗ khoan lớn có mìn câm, phải làm như sau:

+ Cho khởi nổ lại phát mìn câm nếu nguyên nhân gây câm là do mạng nổ trên mặt đất bị hỏng với điều kiện trị số đường cản nhỏ nhất của phát mìn câm không bị giảm do tác dụng nổ phá của phát mìn bên cạnh;

+ Khi áp dụng phương pháp nổ không có kíp và chất nổ là loại chứa nitrat amôn thì cho phép dùng máy xúc để xúc đất đá ở cạnh phát mìn câm;

+ Cho nổ một phát mìn trong lỗ khoan lớn được khoan song song và cách lỗ mìn câm không gần hơn 3 m. Vị trí lỗ khoan do người chỉ huy nổ mìn xác định;

+ Cho phép xúc dọn đất đá bằng thủ công tại chỗ có lỗ mìn câm để làm lộ đầu phát mìn câm ra. Khi không thể xúc đất đá bằng thủ công, cho phép khoan và nổ các lỗ mìn có đường kính nhỏ được bố trí cách trục tâm của lỗ mìn câm một khoảng cách lớn hơn 1 m. Số lỗ, hướng, chiều sâu của các lỗ khoan do người chỉ huy nổ mìn quyết định.

+ Sau khi cho nổ lại hoặc bắn kích thích, người chỉ huy nổ mìn và thợ mìn phải kiểm tra lại chỗ phát mìn câm. Chỉ cho người vào làm việc khi bảo đảm an toàn.

Một phần của tài liệu Phương án nổ mìn (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w