Cài đặt phần mềm trên Redhat – Centos

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quản trị mạng (Trang 27 - 29)

CHƯƠNG 3: QUẢN LÝ CÁC GÓI CÀI ĐẶT TRÊN HỆTHỐNG

3.2 Cài đặt phần mềm trên Redhat – Centos

Bản thân các gói RPM không chứa chương trình cài đặt, nó chỉ chứa các thông tin về các file sẽ được cài đặt, thông tin mô tả về phần mềm chứa trong gói và các file nằm

trong gói RPM sẽ được cài đặt vào thư mục nào trong hệ thống. Các gói phần mềm dạng RPM được cài đặt vào hệ thống nhờ vào chương trình RPM có trong hệ thống

Cách đơn giản nhất để cài một gói RPM, chẳng hạn gói foobar-1.0- • 1.i386.rpm là dùng lệnh:

rpm -i foobar-1.0-1.i386.rpm

Để theo dõi quá trình install, chúng ta có thể thêm tham số:

rpm –ivh foobar-1.0-1.i386.rpm Để uninstall package đã được cài: • rpm -e foobar

Nếu có một file RPM mà không biết nó là phần mềm nào, chúng ta có thể lấy thông tin bằng lệnh:

rpm -qpi koules-1.4-1.i386.rpm

Nếu đã lỡ xóa một vài file nào đó và không chắc chắn rằng file đó đang còn cần thiết cho chương trình nào đó, chúng ta có thể xem thử hệ thống đang thiếu file cần thiết nào:

rpm –Va

Thường khi cài một gói RPM nào đó, đòi hỏi phải cài thêm các gói phụ thuộc, chúng ta phải đi tìm và cài đặt các gói phụ thuộc trước khi cài được gói phần mềm trên. Hoặc cũng có thể gộp chung lại trên một dòng lệnh với lệnh RPM một danh sách các file RPM, được cách nhau bởi dấu khoảng trắng.

Một kiểu cài đặt phần mềm phổ biến khác là chúng ta cài đặt từ các gói mã nguồn, thường được viết bằng ngôn ngữ C. Các gói này có dạng file nén *.TAR.GZ, *.BZ hoặc *.SRC.RPM. Trong trường hợp này, máy tính của chúng ta phải có sẵn các bộ công cụ biên dịch và các thư viện lập trình.

Sở dĩ phải có dạng TAR vì các file phải được gói lại thành một file trước khi nén thành GZ hoặc BZ, chứ không thể nén trực tiếp từ nhiều file thành một file nén được. Bản thân file *.TAR không phải là một file nén mà chỉ là một file chứa một tập các file khác gom lại mà thôi.

#tar xvzf file.tar.gz

Sau khi giải nén, một thư mục chứa các file trong file nén được tạo ra. Chúng ta vào thư mục này và thực hiện quá trình biên dịch theo như file INSTALL hướng dẫn. Các bước thông thường (chứ không phải tất cả) là như sau:

#./configure

# make

#make install

Bước chạy lệnh configure là để chương trình script xác lập cấu hình hệ thống cho việc biên dịch chương trình.Tùy vào cấu hình máy mà có chế độ biên dịch phù hợp và tối ưu cho chính hệ thống đó.

Lệnh make dùng để biên dịch mã nguồn thành file thực thi. Sau đó lệnh install để cài đặt file đã biên dịch lên hệ thống.

Chúng ta cũng có thể dùng lệnh yum để cài đặt phần mềm, vd chúng ta muốn cái webserver gõ lệnh sau:

# yum install httpd

Sau đó nhấn -y để xác nhận, hoặc có thể tìm một gói cài đặt bằng cách dùng lệnh yum search, sẽ liệt kê các gói cần cài đặt - # yum search httpd

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập quản trị mạng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w