Các thử thách đặt ra cho hệ thống quản lý linh động phổ trong hệ thống CR

Một phần của tài liệu Đề tài: Công nghệ nhận thức vô tuyến 5G phan quốc tân (Trang 25 - 27)

của kênh truyền trở nên xấu đi hay có sự xuất hiện của tín hiệu PU. Sự linh động phổ sẽ tăng thêm các loại chồng phổ trong hệ thống CR và đó chính là mục đích của sự chồng phổ. Các giao thức từ nhiều lớp khác nhau trong hệ thống mạng cần phải được thích nghi với các hệ số kênh truyền của tần số đang hoạt động. Hơn nữa, nó thì nên được xuyên suốt cả trong quá trình chồng phổ và trong lúc chờ đợi để được ghép phổ.

Ngay tại thời điểm bắt đầu của quá trình này, hệ thống CR cần phải thích nghi với tần số hoạt động, do đó,mỗi lần một máy trong CR mà thay đổi tần số hoạt động của nó thì các giao thức mạng cũng phải thay đổi theo, chuyển sang một chế độ hoạt động khác. Mục đích của sự quản lý linh động các phổ này trong hệ thống CR là chắc chắn rằng sự chuyển đổi tần số được thực hiện một cách suôn sẽ ngay khi có thể để cho các ứng dụng đang chạy trong một máy CR có thể hoạt động với chất lượng tốt nhất có thể trong suốt quá trình chồng phổ. Việc các giao thức của quá trình quản lý linh động biết trước các thông tin trong suốt quá trình chồng phổ thì cần thiết. Các thông tin này thì được cung cấp bởi giải thuật cảm biến.

Kết quả, sự quản lý linh động các giao thức đa tầng này được yêu cầu để hoàn thiện giải thuật linh động phổ. Các giao thức này hổ trợ cho hệ thống quản lý linh động sự thích nghi đối với các ứng dụng khác nhau. Ví dụ, một kết nối TCP có thể đặt một trạng thái đợi cho đến khi sự chồng phổ kết thúc. Hơn nữa, bởi vì các thông số của TCP sẽ thay đổi sau khi sự chồng phổ kết thúc nên thật cần thiết để học các thông số mới và đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi từ thông số cũ sang mới được thực hiện một cách nhanh chóng. Còn đối với các dữ liệu thông tin, ví dụ như FTP, thì các giao thức quản lý linh động nên cài đặt các thiết bị để lưu trữ lại các gói thông tin mà được truyền dẫn trong suốt thời gian chồng phổ.

2.4.2. Các thử thách đặt ra cho hệ thống quản lý linh động phổ trong hệ thốngCR CR

Xét tại một khoảng thời gian đặc biệt nào đó, có nhiều khoảng phổ mà có thể sử dụng được cho một người dùng trong hệ thống CR. Giải thuật được yêu cầu để quyết định khoảng phổ nào là tốt nhất thì phải dựa trên các đặc trưng kênh truyền của các khoảng phổ trống này và các đòi hỏi của các ứng dụng mà đang được dùng trong máy của hệ thống CR.

Đôi khi, khi mà khoảng phổ trống tốt nhất đã được chọn, thì thách thức tiếp theo là làm thế nào để thiết kết một hệ thống quản lý linh động phổ mới để giảm độ trễ và suy hao trong quá trình chồng phổ.

Khi mà tần số đang hoạt động bận khi mà quá trình truyền dẫn đang diễn ra bởi một máy trong hệ thống CR, có thể do máy đã đăng kí sử dụng bắt đầu dùng tần số này, khi đó, các ứng dụng đang chạy trên chạy trên tần số này phải chuyển sang một tần số khác. Tuy nhiên, để chọn được một tần số khác để chuyển thì cần thời gian. Vì vậy,cần có một giải thuật để đảm bảo rằng các ứng dụng này không bị thiệt hại gì trong quá trình chuyển đổi.

Có nhiều sự chồng lấn phổ khác nhau cùng tồn tại trong hệ thống CR. Nếu một máy trong hệ thống CR di chuyển từ nơi này đến nơi khác thì sự chồng phổ có thể không xảy ra bởi vì những dải phổ trống đã thay đổi. Vì thế, yêu cầu đối với đề án chồng phổ là nên tập hợp các cụm khu vực chồng phổ. Theo đó, sự chồng phổ giữa các mạng khác nhau thì hướng theo sự chồng lấn theo chiều dọc và nó thì giống như những gì mà hệ thống CR đang làm. Dưới tác động của môi trường đa dạng, phức tạp, nó thì cần thiết để đề tài chồng lấn phổ có thể có được tất cả các khả năng đã được đề cập.

Khả năng linh động phổ trong miền thời gian: Hệ thống CR thì thích nghi phổ không dây dựa trên những dải băng trống của phổ. Bởi vì những kênh trống này thay đổi quá giờ cho phép, sự cho phép của QoS trọng môi trường thì đang là thách thức.

Khả năng linh động phổ trong không gian: Các dải băng trống thì cũng thay đổi khi mà các máy di chuyển từ nơi này qua nơi khác. Do đó, việc phân phối phổ tín hiệu thì tiếp tục là thách thức chính trong hệ thống CR.

Chương III: Công nghệ vô tuyến nhận thức trong mạng di động thế hệ thứ 5

Một phần của tài liệu Đề tài: Công nghệ nhận thức vô tuyến 5G phan quốc tân (Trang 25 - 27)