Thực trạng Fintech tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính hệ thống các trung gian tài chính trong bối cảnh cmcn 4 0 (Trang 32 - 35)

Năm 2018 cho thấy một xu hướng rất tích cực, đó là sự hợp tác giữa các ngân hàng và công ty Fintech diễn ra rất mạnh mẽ, cho thấy các tổ chức này đã nhận thấy tiềm năng và lợi ích khi tận dụng những thế mạnh của nhau để cung ứng các dịch vụ, giải pháp tài chính ngân hàng tốt hơn, an toàn và thuận tiện cho người sử dụng.

Không nằm ngoài guồng quay phát triển của Fintech toàn cầu, Việt Nam những năm trở lại đây cũng chứng kiến sức phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của lĩnh vực Fintech. Số lượng các công ty Fintech tham gia cung ứng dịch vụ trên thị trường Việt Nam đã tăng mạnh. Trong đó lĩnh vực thanh toán tính đến tháng 1/2019 đã có 29 công ty đã được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang hoạt động. Tiếp đó là lĩnh vực cho vay ngang hàng với sự góp mặt của khoảng 10 công ty trên thị trường. Các công ty còn lại cung ứng các giải pháp để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng mà không trực tiếp cung ứng dịch vụ tới khách hàng sử dụng cuối cùng như bảo mật, quản lý tài sản…

Năm 2018 cho thấy một xu hướng rất tích cực, đó là sự hợp tác giữa các ngân hàng và công ty Fintech diễn ra rất mạnh mẽ, cho thấy các tổ chức này đã nhận thấy tiềm năng và lợi ích khi tận dụng những thế mạnh của nhau để cung ứng các dịch vụ, giải pháp tài chính ngân hàng tốt hơn, an toàn và thuận tiện cho người sử dụng.

Lĩnh vực Fintech tại Việt Nam đã và đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các công ty, doanh nghiệp công nghệ lớn như FPT, Viettel, VNPT tham gia vào thị

trường… qua cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp như đầu tư hình thành các công ty Fintech, thành lập các quỹ đầu tư, vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp

Fintech… Công ty tư vấn Solidiance mới đây đã đưa ra dự đoán rằng, giá trị giao dịch của thị trường Fintech với tốc độ phát triển như hiện nay sẽ có thể tăng lên mức 7,8 tỷ USD vào năm 2020 so với mức 4,4 tỷ USD đã đạt được trong năm 2018.

Nhận thức được sự phát triển nhanh chóng và tiềm năng của lĩnh vực Fintech trong bối cảnh CMCN 4.0, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, NHNN đã sớm thành lập Ban Chỉ đạo Fintech vào tháng 3/2017.

Mục tiêu là nghiên cứu chuyên sâu về các công nghệ, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng mới, cũng như đề xuất những giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái (bao gồm cả khuôn khổ pháp lý) hỗ trợ cho sự phát triển của các công ty Fintech hoạt động tại Việt Nam, nhằm tận dụng lợi thế công nghệ để mang sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng đến gần hơn với nhiều đối tượng vốn ít hoặc chưa có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nâng cao phổ cập tài chính quốc gia.

Ngay sau khi thành lập, Ban chỉ đạo đã thực hiện một đợt khảo sát quy mô lớn tới hầu hết các công ty Fintech tại Việt Nam, tiếp cận và đối thoại trực tiếp với cộng đồng Fintech để xây dựng một Báo cáo đánh giá hiện trạng về hoạt động Fintech tại Việt Nam, xác định những vấn đề cần giải quyết làm cơ sở từng bước xây dựng các chính sách quan trọng trong trung và dài hạn cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.

Ban chỉ đạo đã thành lập các Nhóm công tác để tập trung nghiên cứu và đưa ra giải pháp quản lý đối với một số vấn đề trọng tâm như: ứng dụng công nghệ

Blockchain/DLT; P2P Lending; e-KYC; Giao diện Open API và e-payments. Với tư cách là đầu mối triển khai các hoạt động Fintech tại ngân hàng nhà nước, ban chỉ đạo Fintech cũng đã chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế như ADB, WB, SWIFT, Tập đoàn Microsoft (Mỹ), Tập đoàn NTT Data (Nhật Bản)… tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo để chia sẻ về các công nghệ và sản phẩm dịch vụ mới trong ngành Ngân hàng cũng như các kinh nghiệm quốc tế trong quản lý và phát triển lĩnh vực Fintech. Đặc biệt, trong năm 2018, Ban Chỉ đạo Fintech đã phối hợp với Dự án Sáng kiến Kinh doanh khu vực vùng Mê Kông (Mekong Business Initiative - MBI) của ADB tổ chức cuộc thi “Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính lần thứ nhất tại Việt Nam”

(Fintech Challenge Vietnam - FCV) với mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo đi kèm nâng cao phổ cập tài chính tại Việt Nam. Cuộc thi FCV năm 2018 đã thu hút được số lượng lớn các tổ chức Fintech tham gia với 141 hồ sơ đăng ký từ các quốc gia với các giải pháp phủ rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau từ công nghệ thanh toán mới, P2P Lending, e-KYC hay ứng dụng công nghệ Blockchain…

Với mục tiêu là cầu nối đưa Fintech Việt Nam hướng tới khu vực và môi trường quốc tế, Ban Chỉ đạo Fintech đã nghiên cứu kỹ các thị trường Fintech phát triển trong khu vực và trực tiếp tham mưu cho Thống đốc ngân hàng nhà nước ký một số thỏa thuận hợp tác về Fintech với Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS), Cơ quan Giám sát tài chính Hàn Quốc (FSC)... nhằm tăng cường hợp tác phát triển với các quốc gia, tạo môi trường cho Fintech phát triển đồng điệu với khu vực.

Ban Chỉ đạo Fintech cũng đã ký MoU với Bộ Khoa học - Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về hợp tác phát triển đổi mới sáng tạo tài chính và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời đại số.

Một số thách thức đặt ra trong năm 2019 và những năm tiếp theo đối với Ban chỉ đạo là nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới một số quy định pháp lý không còn phù hợp hoặc còn thiếu để đảm bảo quản lý hiệu quả hoạt động của các công ty Fintech.

Đồng thời tạo khuôn khổ phù hợp cho các doanh nghiệp Fintech, nhất là những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, để họ yên tâm hoạt động, đảm bảo duy trì sự cân bằng giữa mục tiêu thúc đẩy đổi mới sáng tạo nhưng kiểm soát tốt các rủi ro phát sinh từ những mô hình kinh doanh mới và bảo vệ người tiêu dùng.

Ban chỉ đạo hiện đang hoàn thiện Dự thảo Đề án về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Regulatory Sandbox) cho các doanh nghiệp Fintech cung ứng giải pháp, dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng. Dự thảo Đề án này đã được gửi lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành liên quan và một số tổ chức tài chính quốc tế. Dự kiến bản Đề án sẽ được NHNN trình Chính phủ đầu năm 2019 theo hướng Chính phủ ban hành một Nghị định về cơ chế thử nghiệm cho các giải pháp Fintech với một số mục tiêu cụ thể.

Ngân hàng nhà nước cũng đang nghiên cứu để hình thành một Trung tâm đổi mới sáng tạo Fintech (Innovation Hub) với sự hợp tác của một số ngân hàng và doanh nghiệp lớn với ba hoạt động chính là: tạo không gian làm việc chung cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech với cơ sở vật chất đầy đủ, đạt chuẩn quốc tế; mời chuyên gia giàu kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech hoàn thiện giải pháp, mô hình kinh doanh đảm bảo tính tuân thủ pháp luật và được thị trường chấp nhận; hỗ trợ kêu gọi vốn đầu tư từ các quỹ, nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ về vốn cho hoạt động của những doanh nghiệp này.

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính hệ thống các trung gian tài chính trong bối cảnh cmcn 4 0 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w