Vận dụng (10 phút)

Một phần của tài liệu Giáo án TNXH 1_ Kết nối tri thức với cuộc sống_Tiết 21 đến 30_Phương (Trang 26 - 27)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

3.Vận dụng (10 phút)

Mục tiêu: HS biết cách xử lí phù hợp trong

những tình huống cụ thể khi tham gia giao thông.

Cách tiến hành: Cá nhân, cả lớp

- Hướng dẫn HS quan sát hình để nhận biết một số tình huống giao thông nguy hiểm có thể xảy ra ở các vùng miền khác nhau trên đường đi học.

- Khuyến khích HS nói được cách xử lí của mình nếu gặp các tình huống đó.

4. Đánh giá (1 phút)

5. Hướng dẫn về nhà (1 phút)

Kể với bố mẹ, anh chị về đèn tín hiệu và biển báo giao thông đã học,

+ Khi đèn đỏ sáng, người và phương tiện dừng lại.

+ Đèn vàng báo hiệu đi chậm. - HS ghi nhớ.

- Quan sát hình 1, 2, 3 tr55 SGK, để thấy:

Hình 1: Các bạn đi học dàn hàng ngang gây cản trở giao thông.

Hình 2: Các bạn chạy sang đường rất nguy hiểm.

Hình 3: Đi học qua suối không có người lớn.

- HS nêu cách xử lí: Nhắc nhở bạn đi gọn vào bên phải đường; không chạy sang đường khi có xe đang đi tới, … HS tự giác thực hiện an toàn giao thông trên đường đi học và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

- Lắng nghe, về thực hiện.

BÀI 13. AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường.

- Nêu được tên và ý nghĩa của một số biển báo giao thông và quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ.

2. Kĩ năng:

- Thực hiện đúng quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

3. Thái độ:

- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.

4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: NL quan sát nhận xét, NL tự học và giải quyết vấn đề, NL vận dụng kiến thức kĩ năng đã học vào cuộc sống.

- Phẩm chất: Có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- GV: Hình trong SGK phóng to; máy chiếu, laptop (nếu có); hình ảnh một số biển báo đã học; vẽ ngã tư đường ở sân trường có vạch dành cho người đi bộ sang đường và tạo đoạn đường không có đèn tìn hiệu giao thông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS: Sưu tầm tranh một số biển báo giao thông hoặc tranh ảnh về một số tình huống nguy hiểm xảy ra trên đường.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thảo luận, thực hành, trò chơi học tập, đóng vai.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, trình bày 1 phút, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động (3 phút)

- Cho HS quan sát hình ảnh một số biển báo và đèn tín hiệu giao thông đã học để HS trả lời và ôn lại kiến thức.

- Giới thiệu vào bài.

Một phần của tài liệu Giáo án TNXH 1_ Kết nối tri thức với cuộc sống_Tiết 21 đến 30_Phương (Trang 26 - 27)