Khuyến nghị chính sách.

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới (cách mạng công nghệ 4 0) (Trang 42 - 46)

Để hiện thực hóa các cơ hội phát triển, đồng thời hạn chế những thách thức nêu trên đối với khu vực tài chính trong bối cảnh CMCN 4.0, đòi hỏi thực hiện đồng bộ và hiệu quả các nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, nhóm giải pháp về thể chế, chính sách. Thể chế, chính sách đóng vai trò quan

trọng trong việc tạo lập khuôn khổ nền tảng cho sự phát triển của khu vực TCNH. Việc hoàn thiện thể chế, chính sách cần tập trung vào một số vấn đề sau:

- Thống nhất khái niệm, cách hiểu về các sản phẩm của TCNH 4.0 dựa trên thông lệ quốc tế và hệ thống pháp lý hiện hành. Việc thống nhất cách hiểu là rất quan trọng cho việc rà soát các văn bản pháp lý liên quan, cũng như phân công trách nhiệm quản lý cho các bộ, ngành liên quan.

- Rà soát, sửa đổi các văn bản pháp lý hiện hành theo hướng tạo điều kiện cho ứng dụng, giao dịch, phát triển các sản phẩm của TCNH 4.0. Hiện nay ở Việt Nam còn nhiều văn bản pháp lý khi được ban hành thì các sản phẩm, hoạt động của TCNH 4.0 chưa ra đời và do đó có những điểm chưa phù hợp với xu hướng phát triển.

- Ban hành khung khổ pháp lý thử nghiệm có kiểm soát. Các sandbox cần phải bảo đảm các tiêu chí trước và sau khi một sản phẩm - hoạt động được đưa vào sandbox. Trước khi đưa một sản phẩm - hoạt động vào sandbox, sản phẩm được chọn phải là một sản phẩm - hoạt động mới của TCNH 4.0, tạo ra giá trị gia tăng tích cực cho xã hội. Khi được đưa

vào sandbox, sản phẩm - hoạt động này sẽ vượt qua các rào cản pháp lý và cơ chế kiểm tra, kiểm soát hiện nay. Vì vậy, việc đưa ra các tiêu chí để phòng ngừa việc lợi dụng sandbox cho các mục đích tiêu cực là cần thiết, như việc lợi dụng sandbox để thực hiện các hoạt động phi pháp, hay cố tình đưa một sản phẩm với công nghệ bình thường vào sandbox để trốn thuế. Sau một thời gian hoạt động, cần có một ủy ban chuyên trách theo dõi, đánh giá để sau một thời gian thử nghiệm, các thông tư, luật lệ liên quan có thể nhanh chóng được ban hành. Điều này sẽ tránh được việc độc quyền trên thị trường và tránh tạo ra các cơ chế xin - cho.

Ngoài các giải pháp trên, trong nhóm giải pháp về thể chế cũng cần hoàn thiện theo hướng giống hoặc tiệm cận các chuẩn mực về công nghệ, về thể chế, về luật pháp quốc tế; sớm ban hành các quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là bộ phận thanh tra, giám sát phù hợp với bối cảnh khu vực TCNH 4.0, đồng thời xây dựng các giải pháp, chính sách để khuyến khích các công ty công nghệ tài chính mở rộng quy mô ở cả thị trường Việt Nam lẫn thị trường quốc tế.

Thứ hai, nhóm giải pháp về vai trò cung cấp các dịch vụ công nhằm thể hiện tính chất định hướng của Nhà nước đối với việc thúc đẩy TTTC 4.0 ở Việt Nam. Nhà nước cần tích cực áp dụng TCNH 4.0 trong cung cấp và thanh toán cho các dịch vụ công. Hiện tại, tỷ lệ thanh toán các dịch vụ công sử dụng tiền mặt của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực và các quốc gia có trình độ phát triển tương đương hoặc kém hơn trên thế giới. Điều này có thể nhanh chóng được thay đổi nếu Nhà nước áp dụng các công nghệ thanh toán mới trong thanh toán các dịch vụ công. Trong dài hạn, điều này còn có thể giúp giảm biên chế và tiết kiệm ngân sách. Ngoài ra, Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp, tập đoàn đang cung cấp các dịch vụ công tạo điều kiện và có cơ chế khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện thanh toán mới.

Nhà nước cần tích cực áp dụng 4.0 trong thanh tra, giám sát hệ thống (reg-tech) theo hướng tự động hóa và/hoặc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Điều này giúp tăng tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của khu vực TCNH. Hiện nay, việc phát hiện các hoạt động làm

giá cổ phiếu bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo đã được áp dụng ở một số quốc gia tiên tiến.

Thứ ba, nhóm giải pháp về kết cấu hạ tầng, thông tin nhằm đáp ứng nền tảng về công nghệ để ứng dụng, phát triển các thành tựu của CMCN 4.0.

- Nâng cấp đường truyền băng thông rộng. So với các quốc gia trong khu vực, mức độ phủ sóng wifi của Việt Nam là khá cao. Tuy nhiên, tốc độ đường truyền (download) còn thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực, chi phí download còn cao. Điều này cần nhanh chóng được cải thiện để tạo ra hệ thống hạ tầng tốt cho CMCN 4.0 nói chung và TCNH 4.0 nói riêng.

- Thành lập Trung tâm đổi mới, sáng tạo là nơi có thể thử nghiệm các sản phẩm - hoạt động mới của 4.0. Các khung pháp lý thử nghiệm (regulatory sandbox) cũng có thể được đặt ở đây. Trung tâm này có nhiệm vụ thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ tài chính công nghệ, phác thảo các hành lang pháp lý để nhanh chóng đưa các sản phẩm, dịch vụ này áp dụng đại trà. Các sandbox đặt trong trung tâm sau một thời gian thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ cần phải phác thảo các hành lang pháp lý cần thiết (đề xuất sửa đổi, xây dựng mới...). Sau đó, các bộ, ngành liên quan cần phải đưa ra những văn bản pháp luật chi tiết, các cơ quan quản lý nhà nước cần tích cực số hóa các dịch vụ cung cấp và số hóa các quy trình quản lý khi có thể; nâng cao năng lực của Trung tâm an ninh mạng quốc gia.

Thứ tư, nhóm giải pháp về nguồn nhân lực không chỉ có khả năng ứng dụng thành tựu của thế giới mà còn có đủ năng lực sáng tạo, ứng dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ của CMCN 4.0.

- Phổ cập giảng dạy về lập trình và cơ sở dữ liệu ở bậc đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng được năng lực ứng dụng, sáng tạo trong bối cảnh CMCN 4.0 nói chung và trong TTTC 4.0 nói riêng. Phát triển các đại học vùng đa ngành, nghề/lĩnh vực thay vì đào tạo quá chuyên sâu như hiện nay do nguồn nhân lực đòi hỏi tư duy tổng hợp, đặc biệt là khối kiến thức về công nghệ thông tin và tài chính. Trước mắt, Chính phủ cần cân nhắc đầu tư có trọng điểm vào các khoa công nghệ thông tin tại các trường đại học kinh tế, tài chính.

-Bối cảnh CMCN 4.0 đặt ra nhiều vấn đề cho công tác quản lý, như các luật và chính sách mới ban hành, sự đa dạng các hình thức mới trong hoạt động tài chính... đòi hỏi cán bộ quản lý nhà nước không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Cần có chiến lược đào tạo các cán bộ quản lý trong ngành, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp cao theo hướng vững vàng về chuyên môn và thường xuyên cập nhật các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong lĩnh vực tài chính trước bối cảnh mới (cách mạng công nghệ 4 0) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w