0
Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

VẤN ĐỀ FINTECH.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 (Trang 31 -34 )

2. Gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp Giải pháp về khung pháp lý

VẤN ĐỀ FINTECH.

Sự ra đời của Fintech đã có tác động không nhỏ đến thị trường Tiền tệ Việt Nam cũng như thúc đẩy các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng truyền thống. So với thế giới và khu vực, lĩnh vực công nghệ tài chính của Việt Nam vẫn còn khá non trẻ thì Chính Phủ nên có những chính sách hợp lý để tận dụng tiềm năng cũng như quản lí các công ty công nghệ tài chính.

- Tập trung xây dựng, đảm bảo sự phát triển của các ngân hàng cũng như tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các công ty Fintech phù hợp chủ trương đường lối Chính phủ. Đồng thời xây dựng chính sách phát triển Fintech gắn với phát triển hệ thống tài chính - tiền tệ tạ Việt Nam.

- Xây dựng, ban hành khung pháp lý và chính sách phù hợp đối với Fintech . Cần có những nghiên cứu, đánh giá về cơ hội và thách thức Fintech mang lại cho thị trường tiền tệ cũng như xây dựng một hệ sinh thái Fintech ổn định

- Đảm bảo sự an toàn bảo mật, an ninh mạng trong lĩnh vực thanh toán tiền tệ. - Fintech và Ngân hàng tiếp tục hợp tác, thúc đẩy, làm phong phú thêm các sản

phẩm, dịch vụ tài chính- tiền tệ phù hợp nhu cầu khách hàng.

- Thúc đẩy nghiên cứu công nghệ Blockchain, công nghệ sổ cái phân tán… để nhanh chóng áp dụng trong lĩnh vực Tài chính- ngân hàng do lợi ích của Fintech rất lớn - Đảm bảo đa dạng hóa các sản phẩm và phổ biến kiến thức về Fintech (chủ yếu là

thanh toán và chuyển tiền)cần mở rộng các sản phẩm tiềm năng khác như quản lý tài chính, cho vay, tiết kiệm… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Vấn đề Bitcoin

Trước tình hình hình cách mạng công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển, kéo theo sự phát triển của các đồng tiền điện tử và sự ra đời của các đồng tiền mã hóa khác, Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thay đổi của đồng tiền này để đưa ra phương án quản lý kịp thời.

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần sớm phối hợp với các bộ, ngành để đề xuất biện pháp quản lý phù hợp đối với tài sản ảo, tiền ảo trong thời gian tới. Theo đó, cần có định nghĩa cũng như có một hành lang pháp lý và quản lý thống nhất, rõ ràng về các đồng tiền ảo.

Thứ hai, để quản lý hiệu quả đồng tiền ảo cần phải nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo theo kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; Mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; Vai trò của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo tới pháp luật.

Thứ ba, rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt Nam, kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thống pháp luật liên quan của Việt Nam nhằm nhận diện và xác định thái độ của cơ quan Nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan.

Thứ tư, cần xác định rõ các nhiệm vụ, công việc cụ thể và những định hướng để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo nhằm đảm bảo tương ứng và các rủi ro liên quan để kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro này nhưng không được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử.

Thứ năm, cần có các chính sách nâng cao cơ sởhạtầng công nghệthông tin, xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia tài chính, chuyên gia mã hóa và bảo mật, nâng cao nhận thức của người dân về bản chất của bitcoin cũng như các loại tiền ảo khác.

Với sự phát triển khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông, sự xâm nhập và lan tỏa nhanh chóng của đồng bitcoin ở Việt Nam là điều tất yếu. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng đưa bitcoin nói riêng, tiền ảo nói chung vào phạm vi quản lý. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý tiền ảo là vấn đề vừa yêu cầu tính kịp thời, vừa yêu cầu sự thận trọng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4 0 (Trang 31 -34 )

×