CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính thị trường vốn việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4 0 (Trang 33 - 38)

3.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu nói trên chúng ta có thể đưa ra kết luận sau:

Trong những năm gần đây, Thị trường vốn Việt Nam có bước phát triển vượt bậc, đóng vai trò quan trọng, chủ chốt đối với tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Cơ cấu thị trường vốn dài hạn ở Việt Nam có nhiều tín hiệu khởi sắc, đang bắt kịp các nước khác trong khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, thị trường vốn Việt Nam cũng có những tồn tai nhất định do quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn nhỏ khiến giá trị giao dịch bình quân phiên trên thị trường trái phiếu Việt Nam thấp hơn nhiều so với một số thị trường trên thế giới. Cơ cấu nhà đầu tư là công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ vẫn chưa tương xứng. Nhà tạo lập thị trường hoạt động chủ yếu trên thị trường sơ cấp, vai trò và quyền lợi vẫn còn hạn chế trên thị trường thứ cấp. Trên sàn chứng khoán phái sinh, số lượng sản phẩm giao dịch đến nay vẫn chỉ có hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30, thiếu các sản phẩm phái sinh với tài sản cơ sở là hàng hoá, tiền tệ, lãi suất. Tham gia thị trường chứng khoán phái sinh hầu hết là nhà đầu tư cá nhân, tỷ trọng giao dịch thường xuyên chiếm trên 90%, thậm chí có nhiều thời điểm lên đến 98 - 99%. Hơn nữa, chứng khoán phái sinh đang được các nhà đầu tư sử dụng sai mục đích chính, chủ yếu là đầu cơ nhằm hưởng chênh lệch giá trong phiên, thay vì coi đây là một công cụ phòng ngừa rủi ro cho chứng khoán cơ sở, kết hợp với việc thiếu thanh khoản và độ rộng làm cho các cổ phiếu tốt không thu hút được dòng

tiền và vẫn bị định giá thấp khi dòng vốn ngoại chảy vào, trong khi những cổ phiếu có thanh khoản cao có thể trở nên đắt hơn. Điều này làm giảm tính hiệu quả của thị trường, thể hiện qua sự biến động của giá chứng khoán phái sinh và cơ sở (VN30) nhiều lúc thất thường, gây ra rủi ro trong quá trình đầu cơ. Vì vậy, cần những chính sách phát triển theo chiều sâu, gia tăng vai trò dẫn vốn từ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu.

3.2. Khuyến nghị chính sách

Để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững thị trường vốn trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, cần thực hiện một số nhóm giải pháp trọng tâm như sau:

Một là, tăng cường nguồn cung sản phẩm chất lượng trên thị trường thông qua việc nângcao quy định về phát hành, niêm yết, phát triển các sản phẩm mới và quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các DN. Cụ thể:

(i) Có chính sách khuyến khích các DN, tổng công ty lớn niêm yết chứng khoán trên thị trường giao dịch có tổ chức, để nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK thông qua các quy định chặt chẽ về vốn và hoạt động kinh doanh của DN khi niêm yết chứng khoán; (ii) Phát triển TTCK phái sinh nhằm tạo thanh khoản cho thị trường, đồng thời góp phần thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào gia vào thị trường; (iii) Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới trên thị trường trái phiếu (TTTP) như trái phiếu bán trước, trái phiếu phái sinh, trái phiếu có lãi suất thả nổi, chứng khoán hóa dựa trên tài sản, trái phiếu trung và dài hạn...;

(iv) Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các DN có vốn nhà nước theo các phương pháp được nêu trong Nghị quyết 15/NQ-CP của Chính phủ ngày 6/3/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN, đặc biệt là các DN lớn trong lĩnh vực viễn thông, hàng không, năng lượng.

Hai là, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư nhằm tăng cầu cho TTCK, thu hút thêm nguồn vốn cho thị trường vốn; Phát triển hệ thống nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư tổ chức có nguồn vốn dài hạn như các công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí bắt buộc, quỹ hưu trí bổ sung, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước thông qua các biện pháp khuyến khích đầu tư và thành lập quỹ đầu tư như quy định tỷ lệ phân bổ đầu tư hay buộc phải đầu tư một phần tài sản vào chứng khoán, ưu đãi thuế…

Ba là, tăng cường sự tham gia của các định chế tài chính và nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với việc bảo vệ nhà đầu tư, mở rộng cơ sở nhà đầu tư là vấn đề quan trọng được nhiều nước chú ý như là một giải pháp về phía cầu, nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước trên TTCK. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, cùng với quá trình hội nhập và thực hiện các cam kết WTO, việc nới lỏng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam là cần thiết.

Bốn là, phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường. Tiếp tục tăng cường táicấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán như các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán… nhằm nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo các tổ chức này hoạt động lành mạnh, tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Đồng thời, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua việc giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo giữa DN và ngân hàng, ngân hàng và công ty chứng khoán.

Năm là, hoàn thiện cấu trúc TTTP. Kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới cho thấy, muốn phát triển TTTP thì trước hết cần phát triển thị trường TPCP làm nền tảng, từ đó thúc đẩy thị trường TPDN. Dư nợ của TPCP tại Việt Nam tuy chiếm phần lớn trong tổng dư nợ nhưng khi so với các nước trong khu vực thì vẫn còn thấp (Thái Lan là 53,84%, Malaysia là 51,73%). Vì vậy, để tiếp tục phát triển thị trường TPCP theo Lộ trình phát triển TTTP đến năm 2020, cần xây dựng thị trường đồng bộ từ khung pháp lý cho đến các hoạt động trên thị trường sơ cấp, thứ cấp, phát triển nhà đầu tư cũng như các dịch vụ đi kèm.

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc tổ chức TTCK, cơ sở hạ tầng, công nghệ. Tiếp tục xây dựng mô hình, lộ trình cho tiến trình hợp nhất 2 Sở Giao dịch Chứng khoán; hoàn thiện mô hình đối tác bù trừ trung tâm; xây dựng và triển khai Đề án kết nối hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán với hệ thống thanh toán liên ngân hàng.

Bảy là, nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các DNBH. Khuyến khích, hỗ trợ các DN phát triển và đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm. Bên cạnh đó, đa dạng và chuyên nghiệp hóa các kênh phân phối bảo hiểm.

Tám là, hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước. Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường vốn của khu vực và quốc tế; Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lý các hành

vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường vốn, TTCK, củng cố bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường vốn.

KẾT LUẬN

Tiểu luận đã tổng kết và hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan thị trường vốn Việt Nam và đánh giá thực trạng thị trường vốn ở Việt Nam trong bối cảnh các mạng 4.0. Với các kết quả nghiên cứu đạt được, tiểu luận đã có những đóng góp khoa học sau đây về mặt lý luận và thực tiễn:

Thứ nhất, tiểu luận đã hệ thống hóa được các khái niệm cơ bản liên quan tới thị trườngvốn và thị trường vốn trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Tiểu luận đã phân tích rõ và triệt để khái niệm thị trường vốn và phân biệt phạm vi của thị trường vốn với thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng trung dài hạn.

Thứ hai, tiểu luận đã sửdụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp và phương pháp so sánh để thấy được sự giống và khác nhau của thị trường vốn Việt Nam và thị trường vốn trên thế giới, đồng thời rút ra được năm bài học kinh nghiệm về sự phát triển thị trường vốn ở một số nước trên thế giới.

Thứ ba, tiểu luận cũng đã đưa ra những đánh giá khách quan nhất về thị trường vốn ViệtNam trong bối cảnh Cách mạng 4.0 bao gồm cả những kết quả đạt được và những hạn chế còn vướng mắc. Đồng thời, tiểu luận cũng đẫ tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế đó.

Thứ tư, tiểu luận đã chỉ ra được những điểm giống và điểm đổi mới về đối tượng nghiên cứu là thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh 4.0 đối với những nghiên cứu trước đây.

Thứ năm, tiểu luận đã đưa ra được những gợi ý về chính sách, kiến nghị giải pháp và định hướng cho những nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính thị trường vốn việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4 0 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w