CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC a Cơ hộ

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính thị trường vốn của việt nam trong bối cảnh của CMCN 4 0 (Trang 28 - 30)

a. Cơ hội

Một là, CMCN 4.0 có thể tạo ra lợi thế cho những quốc gia có thị trường vốn phát triển

non trẻ như Việt Nam so với các nước khác khi có cơ hội tiếp thu và ứng dụng kết quả công nghệ vào vận hành, quản lý và phát triển thị trường vốn. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), CMCN 4.0 hiện nay mới chỉ trong giai đoạn sơ khai và nếu biết tận dụng, nắm bắt cơ hội, Việt Nam không "bị hẫng" trong quá trình tiếp cận và nhập cuộc với xu thế mới này.

Hai là, CMCN 4.0 góp phần lành mạnh hóa thị trường vốn. Theo đó, một khi các nội

dung công việc không cần đến sự tham gia của con người mà thay vào đó được thực hiện nhờ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và các kỹ thuật phân tích mới sẽ giúp nâng cao tính minh bạch, quy chuẩn hóa và tự động hóa việc cung cấp các báo cáo chuyên sâu về tài chính và phi tài chính (EY, 2017).

Ba là, khung pháp lý về thanh tra, giám sát ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thông

Bốn là, mạng lưới thông tin phát triển, việc tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng và tiện

lợi hơn giải quyết phần nào về tình trạng thông tin bất cân xứng, giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác hơn, giảm thiểu tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường.

b. Thách thức

Một là, thách thức đầu tiên là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ở Việt

Nam phải đầu tư lớn hơn cho phát triển hệ thống công nghệ để bắt kịp với xu thế của thế giới về điện tử hóa, tự động hóa quá trình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho khách hàng.

Hai là, CMCN 4.0 dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính,

ngân hàng, dịch vụ thanh toán khi mà các DN công nghệ tài chính (Fintech) ngày càng mở rộng và phát triển. Theo đó, cùng với sự nổi lên và phát triển mạnh mẽ của các startups công nghệ tài chính, lĩnh vực tài chính sẽ có những biến đổi sâu sắc.

Sự ra đời và phát triển của các công ty Fintech đã làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống qua xu thế phát triển mạnh của các kênh giao dịch trực tuyến như: Internet banking, mobile banking, mạng xã hội, ngân hàng không giấy… Việc cạnh tranh mở rộng các chi nhánh ngân hàng như hiện nay sẽ không còn, thay vào đó ngân hàng phải phát triển các thiết bị tự phục vụ dựa trên công nghệ tự động hóa, kết nối đa chiều.

Nghiên cứu của PwC (2016) cho thấy, Fintech đang dần định hình lại ngành dịch vụ tài chính, ước tính trong vòng từ 3-5 năm nữa, tổng mức đầu tư vào Fintech trên toàn cầu có thể vượt mức 150 tỷ USD, và các định chế tài chính và công ty công nghệ sẽ giành giật nhau cơ hội tham gia vào cuộc chơi.

Theo báo cáo phân tích của McKinsey, đến năm 2025, Fintech có thể ảnh hưởng đến xu hướng giảm từ 10-40% lợi nhuận của khu vực ngân hàng, từ đó làm giảm bớt thị phần của các ngân hàng.

Ba là, việc số hóa các dữ liệu về khách hàng, thị trường. Thông thường, muốn quá trình

mã hóa dữ liệu chuẩn xác, hiệu quả, thì đòi hỏi thông tin phải minh bạch. Thế nhưng, mức độ dễ dàng trong quá trình thu thập thông tin, cũng như tính tin cậy của thông tin

thu thập được trên thị trường tài chính Việt Nam còn không ít hạn chế so với các thị trường tài chính quốc tế.

4.1.2.4 GIẢI PHÁP

Đầu tiên là cần thúc đẩy việc minh bạch hóa thông tin của thị trường để tạo thuận lợi cho các công ty cung cấp dịch vụ trong việc số hóa dữ liệu, thông tin đầu vào khi thiết kế các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Nếu như với thị trường trái phiếu chính phủ hiện thông tin đã khá tập trung và chuẩn hóa, thì thông tin trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp vừa kém minh bạch, vừa khó tiếp cận. Nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ gây khó khăn cho các tổ chức tài chính khi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ theo phương thức điện tử.

Tiếp đó, các công ty tài chính cần thường xuyên cập nhật xu thế của cách mạng 4.0 để đưa ra lời giải tối ưu cho bài toán đầu tư hạ tầng công nghệ, nhằm vừa phù hợp với khả năng tài chính của mình, vừa khai thác hiệu quả sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài ra, các tổ chức tài chính cũng phải chủ động hơn trong đào tạo nguồn nhân lực, để vừa chủ động đón bắt những cơ hội phát triển mới trên thị trường, vừa nâng cao khả năng đáp nhu cầu đa dạng của khách hàng. Cùng với đó, các tổ chức cung cấp dịch vụ cần chú trọng các hoạt động truyền thông, đào tạo nhà đầu tư... để giúp khách hàng dần làm quen với các sản phẩm, dịch vụ mới được cung cấp theo phương thức tự động hóa…

Về phía các cơ quan quản lý, cần tập trung rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp lý nhằm vừa tránh can thiệp sâu vào quy trình, nghiệp vụ của các tổ chức tài chính, vừa đảm bảo tính ổn định để tránh gây xáo trộn cho quá trình thiết kế, cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo phương thức điện tử.

Một phần của tài liệu tiểu luận lý thuyết tài chính thị trường vốn của việt nam trong bối cảnh của CMCN 4 0 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w