Tác dụng chuyển hóa:
“GC” làm tăng đường huyết lúc đói để đảm bảo cung cấp glucose cho não, tim : – Ở ngoại biên: GC làm giảm sử dụng glucose, làm tăng thoái hóa protein (ở cơ), lipid (mô mỡ) lúc đói, qua đó cung cấp acid amin và glycerol cho sự tân tạo glucose ở gan.
– Ở gan: kích thích gan thành lập glucose từ acid amin và glycerol, đồng thời tích trữ glucose ở dạng glycozen.
GC đã giúp tiết kiệm năng lượng ở các mô ngoại biên để dành năng lượng cho các cơ quan trung tâm như não và tim trong trưỡng hợp cần tăng khẩn cấp lượng glucose cho các cơ quan này.
Nhưng điều trị lâu dài sẽ gây tăng đường huyết (có thể gây tiểu đường) và teo cơ do thoái hóa protein.
Ở mô mỡ, làm tăng thoái hóa ‘triglycerid’ và tăng tổng hợp triglycerid (thông qua tác dụng tăng insulin do tăng đường huyết) nhưng tăng tổng hợp triglycerid ưu thế hơn nên kết quả là tăng dự trữ mỡ, nhưng có sự tái phân phối mỡ không đồng đều: mỡ tích tụ ở xương đòn, sau cổ gọi là gù trâu và mặt làm mặt bệnh nhân đầy đặn như mặt trăng tròn nhưng lại mất mỡ ở chi. Sự tái phân phối mỡ kiểu đó thấy rõ rệt ở người bệnh Cushing.
Các GC tác dụng lên cân bằng điện giải thông qua ‘receptor’ của
‘mineralocorticoid’. Các GC có chứa fluor như dexamethason không tác dụng trên receptor mineralocorticoid nên không gây giữ muối và nước.
Tác dụng trên máu:
GC ít ảnh hưởng trên sự tạo hồng cầu ở liều sinh lý nhưng lại làm tăng hồng cầu ở liều cao (khi bị hội chứng Cushing) , giảm hồng cầu trong hội chứng Addison. Làm tăng bạch cầu, giảm sự tạo lympho bào và giảm hoạt động của bạch cầu (giảm
sự thoát bạch cầu ra khỏi mạch), giảm sự di chuyển của bạch cầu tới tổ chức viêm dùng để điều trị ung thư bạch cầu hoặc làm tăng nhanh lượng hồng sau xạ trị hoặc hóa trị liệu ung thư.
Tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch:
– GC chống lại các biểu hiện của quá trình viêm dù do bất kỳ nguyên nhân gì (cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn, tia xạ, miễn dịch), do:
· Làm giảm tác dụng hoặc ức chế các chất trung gian gây viêm như các cytokin (interleukin, TMF, GM-CSF, (Prostaglandin, leukotrien) giảm phóng thích histamin từ tế bào mast.
· Làm giảm sự tập trung của bạch cầu tại ổ viêm như neutrophil, đại thực bào, giảm cả hoạt tính của các bạch cầu này.
– GC còn làm giảm chức năng của nguyên bào sợi, do đó làm giảm sản xuất collagen và glycosaminglycan do đó giảm sự hình thành mô liên kết góp phần ức chế quá trình viêm mạn tính cũng làm chậm lành vết thương.
– Đối với tác dụng ức chế miễn dịch, GC làm: · Giảm sản sinh kháng thể.
· Giảm các thành phần bổ thể trong máu.
Nhờ các tác dụng trên mà GC chữa đựơc phản ứng quá mẫn, kháng viêm, điều đó làm mất đi đáp ứng viêm có tính chất bảo vệ.
Sự giảm tạo collagen được ứng dụng để trị sẹo lồi, ngăn cản sự phát triển của tổ chức sừng trong một số bệnh về da nhưng làm chậm tiến trình lành vết thương.
Các tác dụng được dùng trong điều trị
Ba tác dụng chính được dùng trong điều trị là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, các tác dụng này chỉ đạt được khi nồng độ cortisol trong máu cao hơn nồng độ sinh lý, đó là nguyên nhân dễ dẫn đến các tai biến trong điều trị.Vì vậy, trong trường hợp có thể, nên dùng thuốc tại chỗ để tránh tác dụng toàn thân và nâng cao hiệu quả điều trị đến tối đa. Cơ chế tác dụng của corticoid rất phức tạp vì có nhiều tác dụng trên một tế bào đích, và lại có nhiều tế bào đích.
Tác dụng chống viêm
Glucocorticoid tác dụng trên nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình viêm, không phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm:
- Ức chế mạnh sự di chuyển bạch cầu về ổ viêm.
- Làm giảm sản xuất và giảm hoạt tính của nhiều chất trung gian hóa học của viêm như histamin, serotonin, bradykinin, các dẫn xuất của acid arachidonic.
Glucocorticoid ức chế phospholipase A2, làm giảm tổng hợp và giải phóng
leucotrien, prostaglandin. Tác dụng này là gián tiếp vì glucocorticoid làm tăng sản xuất lipocortin, là protein có mặt trong tế bào, có tác dụng ức chế phospholipase A2. Khi phospholipase A2 bị ức chế, phospholipid không chuyển được thành acid arachidonic.
- Ức chế giải phóng các men tiêu thể, các ion superoxyd (các gốc tự do), làm giảm hoạt tính của các yếu tố hóa hướng động, các chất hoạt hóa củ a plasminogen, collagenase, elastase...
- Làm giảm hoạt động thực bào của đại thực bào, bạch cầu đa nhân, giảm sản xuất các cytokin.
Tác dụng chống dị ứng
Các phản ứng dị ứng xảy ra do sự gắn của các IgE hoạt hóa trên các receptor đặc hiệu ở dưỡng bào (mastocyte) và bạch cầu base tính dưới tác dụng của dị nguyên. Sự gắn đó hoạt hóa phospholipase C, chất này tách phosphatidyl- inositol
diphosphat ở màng tế bào thành diacyl- glycerol và inositoltriphosphat. Hai chất này đóng vai trò "người truyền tin thứ hai", làm các hạt ở bào tương của tế bào giải phóng các chất trung gian hóa học của phản ứng dị ứng: histamin, serotonin... Bằng cách ức chế phospholipase C, glucocorticoid đã phong toả giải phóng trung gian hóa học của phản ứng dị ứng. Như vậy, IgE gắn trên dưỡng bào nhưng không hoạt hóa được những tế bào đó. Glucocorticoid là những chất chống dị ứng mạnh.
Tác dụng ức chế miễn dịch
Glucocorticoid tác dụng chủ yếu trên miễn dịch tế bào, ít ảnh hưởng đến miễn dịch thể dịch.
Tác dụng ức chế miễn dịch biểu hiện ở nhiều khâu:
- Ức chế tăng sinh các tế bào lympho T do làm giảm sản xuất interleukin 1 (từ đại thực bào) và interleukin 2 (từ T4).
- Giảm hoạt tính gây độc tế bào của các lympho T (T 8) và các tế bào NK (natural killer: tế bào diệt tự nhiên) do ức chế sản xuất interleukin 2 và interferon gamma. - Do ức chế sản xuất TNF (yếu tố hoại tử u) và cả interferon, glucocorticoid làm suy giảm hoạt tính diệt khuẩn, gây độc tế bào và nhận dạng kháng nguyên của đại thực bào.
Một số tác dụng này cũng đồng thời là tác dụng chống viêm.
Do ức chế tăng sinh, glucocorticoid có tác dụng tốt trong điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh Hodgkin.
Chỉ định:
Chỉ định bắt buộc
Thay thế sự thiếu hụt hormon.
Suy thượng thận cấp
- Bù thể tích tuần hoàn và muối: NaCl 0,9% ≥ 1lít (5% trọng lượng cơ thể
trong 24giờ).
- Glucocorticoid liều cao: Hydrocortison 100 mg t/m. Sau đó 50 - 100 mg x 8h/ lần trong ngày đầu. Sau 24 đến 72 giờ thay bằng tiêm bắp hoặc uống 25 mg x 8h/ lần.
Suy thượng thận mạn tính (bệnh Addison)
Hydrocortison 20 mg uống vào buổi sáng và 10 mg vào buổi trưa.
Chỉ định thông thường trong chống viêm và ức chế miễn dịch
Viêm khớp, viêm khớp dạng thấp
Một khi đã dùng corticoid thì phải dùng hàng năm, Vì thế rất dễ có tai biến. Liều đầu tiên thường là prednison 10 mg (hoặc tương đương).
Khi đau quá: triamcinolon acetonid 5- 20 mg tiêm ổ khớp (chỉ làm tại bệnh viện, thật vô khuẩn).
Bệnh thấp tim
Chỉ dùng corticoid khi salicylat không có tác dụng.
Bệnh nặng, corticoid có hiệu quả nhanh. Liều predn ison 40mg/ngày. Khi ngừng corticoid, bệnh có thể trở lại. Nên phối hợp với salicylat.
Hội chứng thận hư và lupus ban đỏ: prednison 60 mg/ ngày (trẻ em 2mg/ kg) x 3- 4 tuần.
Liều duy trì 3 ngày/ tuần, kéo dài tới hàng năm.
Các bệnh dây hồ (collagenose)
Nấm da cứng (sclerodermia): không chịu thuốc
Viêm nhiều cơ, viêm nút quanh mạch, viêm đau nhiều cơ do thấp: prednison 1mg/ kg/ ngày. Giảm dần.
Lupus ban đỏ toàn thân bột phát: prednison 1 mg/ kg/ ngày. Sau 48 giờ nếu không giảm bệnh, tăng mỗi ngày 20 mg cho đến khi có đáp ứng. Sau dùng liều duy trì 5 mg/ tuần. Có thể dùng thêm salicylat, azathioprin, cyclophosphamid.
Bệnh dị ứng
Dùng thuốc chống dị ứng: kháng histamin, adrenalin trong các biểu hiện cấp tính. Corticoid có tác dụng chậm.
Hen
Dùng corticoid dạng khí dung, cùng với các thuốc giãn phế quản (thuốc cường β2 adrenergic, theophylin...).
Đề phòng tai biến nấm candida đường mũi họng.
Bệnh ngoài da
Ngoài tác dụng chung, khi bôi ngoài, corticoid ức chế tại chỗ sự phân bào, vì vậy có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vẩy nến và các bệnh da có tăng sinh tế bào.
Trên da bình thường, khoảng 1% liều hydrocortison được hấp thu. Nếu băng ép, có thể làm tăng hấp thu đến 10 lần. Sự hấp thu tuỳ thuộc từng vùng da bôi thuốc, tăng cao ở vùng da viêm, nhất là vùng tróc vẩy.
* Tác dụng không mong muốn:
- Bôi thuốc trên diện rộng, kéo dài, nhất là cho trẻ em, thuốc có thể được hấp thu, gây tai biến toàn thân, trẻ chậm lớn.
- Tác dụng tại chỗ: teo da, xuất hiện các điểm giãn mao mạch, chấm xuất huyết, ban đỏ, sần, mụn mủ, trứng cá, mất sắc tố da, tăng áp lực nhãn cầu...
* Một số chế phẩm:
Flucinolon acetonid (Synalar) 0,01%- 0,025%- 0,2%.
Triamcinolon acetonid (Aristocor, Kenalog) 0,025% - 0,1%.
Betametason dipropionat (Diproson) 0,05% - 0,1% (tác dụng mạnh).
Các chế phẩm trên thường được bào chế dưới các dạng khác nhau như thuốc mỡ (thích hợp với da khô), kem (da mềm, tổn thương có dịch rỉ, các hốc của cơ thể như âm đạo...), dạng gel (dùng cho vùng da đầu, nách, bẹn).
Khi bôi thuốc, cần xoa đều thành lớp mỏng, 1 - 2 lần/ ngày, theo đúng chỉ dẫn, nhất là thuốc có tác dụng mạnh.
Chống chỉ định
Mọi nhiễm khuẩn hoặc nấm chưa có điều trị đặc hiệu. Loét dạ dày- hành tá tràng, loãng xương.
Viêm gan siêu vi A và B, và không A không B.
Chỉ định thận trọng trong đái tháo đường, tăng huyết áp.
Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc
Khi dùng corticoid thiên nhiên (cortisol, hydrocortison) phải ăn nhạt. Đối với thuốc tổng hợp, ăn tương đối nhạt.
Luôn cho một liều duy nhất vào 8 giờ sáng. Nếu dùng liều cao thì 2/3 liều uống vào buổi sáng, 1/3 còn lại uống vào buổi chiều.
Tìm liều tối thiểu có tác dụng.
Kiểm tra định kỳ nước tiểu, huyết áp, điện quang dạ dày cột sống, đường máu, kali máu, thăm dò chức phận trục hạ khâu não- tuyến yên- thượng thận.
Dùng thuốc phối hợp: tăng liều insulin đối với bệnh nhân đái tháo đường, phối hợp kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.
Chế độ ăn: nhiều protein, calci và kali; ít muối, đường và lipid. Có thể dùng th êm vitamin D như Dedrogyl 5 giọt/ ngày (mỗi giọt chứa 0,005mg 25 - OH vitamin D3). Tuyệt đối vô khuẩn khi dùng corticoid tiêm vào ổ khớp.
Sau một đợt dùng kéo dài (trên hai tuần) với liều cao khi ngừng thuốc đột ngột bệnh nhân có thể chết do suy thượng thận cấp: các triệu chứng tiêu hóa, mất nước, giảm Na, giảm K máu, suy nhược, ngủ lịm, tụt huyết áp. Vì thế không ngừng thuốc đột ngột.
Hiện có xu hướng dùng liều cách nhật, giảm dần, có vẻ " an toàn" cho tuyến thượng thận hơn.
Dược động học
Glucocorticoid hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, t1/2 huyết tương khoảng từ 90- 300 phút. Trong huyết tương, cortisol gắn với transcortin (90%) và với albumin (6%). Cortisol bị chuyển hóa chủ yếu ở gan bằng khử đường nối 4 - 5 và khử ceton ở vị trí 3. Thải trừ qua thận dưới dạng sulfo- và glycuro- hợp. Tác dụng sinh học (t1/2 sinh học) lớn hơn rất nhiều so với t1/2 huyết tương.
Một số chế phẩm dạng tiêm có tá dược là polyetylen glycol, glysorbat... làm thuốc thải trừ rất chậm, tuỳ theo bệnh và liều lượng, có thể chỉ tiêm 1 tuần, 2 tuần ho ặc 1 tháng 1 lần, như Depomedrol (chứa metylprednisolon acetat 40 mg trong 1 mL ), Rotexmedica, Kenacort (chứa triamcinolon acetonid 40 - 80 mg/ mL). Tuy nhiên, loại này thường có nhiều tác dụng phụ như teo da, teo cơ, xốp xương và rối loạn nội tiết.
Các dạng corticoid
corticoid gồm có những dạng chính, bao gồm: Dạng uống.
Dạng tiêm.
Thuốc bôi ngoài da như thuốc mỡ. Kem bôi.
Corticoid dạng xông hít.
Công dụng của corticoid:
corticoid có khá nhiều công dụng, tùy theo mục đích mà nhóm hoạt chất này thường được chỉ định sử dụng trong những trường hợp:
Chống viêm trong thời gian ngắn, sử dụng cho những trường hợp cần chống viêm mạnh.
Chỉ định trong điều trị một số bệnh ngoài da có triệu chứng viêm sưng như các bệnh viêm da, tình trạng nấm, khô da, các vấn đề ngoài da có tình trạng sừng hóa ,…
Hỗ trợ điều hòa, chuyển hóa các chất, hỗ trợ điều hòa chức năng của hệ thần kinh trung ương.
Hỗ trợ ức chế miễn dịch và ức chế hoạt hóa các tế bào.
Giảm triệu chứng dị ứng, chống dị ứng trong một số trường hợp. Chỉ định trong điều trị một số vấn đề liên quan đến xương khớp.
Ngoài ra, corticoid có thể sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị.
Cách sử dụng corticoid:
Đối với corticoid dùng uống, tiêm: sử dụng theo chỉ định của bác sĩ điều trị, không được tự ý sử dụng nhóm thuốc corticoid dùng uống. Mỗi bệnh nhân sẽ có liều dùng và thời gian điều trị riêng biệt.
Đối với corticoid dùng ngoài da như dạng thuốc mỡ, dạng kem bôi corticoid cần phải vệ sinh vùng da sạch sẽ trước khi bôi. Khi bôi cần thoa nhẹ một lớp mỏng, sau khi bôi có thể bằng kín hoặc không băng kín, tùy theo trường hợp. Tương tự như corticoid dạng uống, khi sử dụng dạng thuốc mỡ, dạng kem bôi cũng cần hết sức tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng.
Một số tác dụng phụ củacorticoid
Tương tự nhiều loại thuốc điều trị khác, corticoid có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe của bạn như:
Rối loạn một số vấn đề về chuyển hóa như rối loạn canxi, Na+, K+, Ca2+, rối loạn phân bố mỡ, cải thiện tình trạng đái tháo đường, tăng đường máu.
Hiện tượng lipoprotein máu, tình trạng xơ vữa động mạch.
Gây ra một số vấn đề về loãng xương, đặc biệt là khi sử dụng hoạt chất này trong thời gian dài. Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng teo cơ và loạn dưỡng cơ.
Xuất hiện một số tác dụng phụ về mắt, gây đục nhân mắt, glaucoma.
Gây ra một số vấn đề ngoài da như đỏ, mỏng da, rạn hoặc có đốm trắng trên bề mặt, xuất hiện tình trạng mụn nước, mụn trứng cá ,…
Sử dụng corticoid cũng như các loại thuốc điều trị khác cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Tương tác
Tương tác thuốc
Barbituric, rifampicin,phenytoin làm tăng chuyển hóa glucocorticoid.
Glucocorticoid làm tăng đường huyết vì thế đối với những bệnh nhân tiểu đường cần chú ý liều thuốc hạ đường huyết.
Dùng chung với digoxin có thể gây loạn nhịp.
Tương tác với các thuốc ức chế choliesterase như neostigmin, pyridostigmin gây yếu cơ.
Cẩn thạn khi dùng chung với các thuốc lợi tiểu thiazid, lợi tiểu quai, amphotericin B và các thuốc này gây mất K+.
Không dùng chung corticoid với các vacxin vì tác dụng ức chế miễn dịch.
Thận trọng, chống chỉ định
Khi sử dụng Corticoid, có một số trường hợp chống chỉ định và thận trọng cần chú ý:
Không sử dụng trong trường hợp kích ứng với corticoid.
Thận trọng cho những trường hợp trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người cao tuổi.
Bệnh nhân đang dùng thuốc không kê toa, thuốc kê toa, thực phẩm chức năng, thuốc thảo dược bất kỳ cần trao đổi với bác sĩ và liệt kê đầy đủ trước khi sử dụng thuốc.
Bảo quản corticoid:
corticoid cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp.
Không bảo quản thuốc tại nơi ẩm ướt, không cho vào ngăn đá. Để xa tầm tay của trẻ em.