Cảm biến thanh cải tiến

Một phần của tài liệu Mô phỏng tính toán và thiết kế tối ưu cảm biến đo từ trường trái đất 3d hoạt động dựa trên hiệu ứng từ điện phục vụ đo và vẽ bản đồ từ trường trái đất (KLTN k41) (Trang 33 - 36)

tiến

Theo 3 cách bố trí trên ta đã có thể chế tạo sản phẩm cảm biến 2D nhưng tín hiệu lại không lớn, chính vì vậy nên ta tiến hành cải tiến cấu hình để lượng đường sức tập trung vào thanh cảm biến lớn hơn. Ta cấu hình lại các đầu cho thanh cảm biến để tăng lượng đường sức đi qua thanh.

Cấu hình chữ thập có đầu nhọn

Ta tiến hành với cấu hình chữ thập để thể tích cảm biến là nhỏ nhất. Hai thanh bố trí cách nhau Imm, hai đầu mỗi thanh cấu hình đầu nhọn tam giác để tăng diện tích tiếp

Name X Y m1 270.0000 0.1168 rrC 180.0000 0 0019 m3 0.0000 0.1166 m4 90 0000 0 0013 m5 270.0000 00013

xúc với không gian, quay trong từ trường ngoài quanh trục Oz. Chạy mô phỏng cấu hình xoay tròn với bước quay 15° trong mặt phẳng từ trường trái đất cỡ 32A/m, ta thu được hình ảnh hiển thị màu như sau:

Hình 3.15 Hiển thị màu mật độ từ thông của cẩu hình 2D chữ thập đầu nhọn Đồ thị giá trị Beff phụ thuộc vào góc quay của cảm biến:

Hình 3.16 Đổ thị giá trị Beffphụ thuộc vào góc quay cấu hình 2D chữ thập đẩu nhọn

hlame X Y m1 90.0000 0.5153 m2 0.0000 0.0017 nũ 180.0000 0.0017 m4 360.0000 0.0017 m5 180.0000 0.5148 m6 270.0000 0.0017 m7 90 0000 0.0017

Hình 3.17 Tọa độ cực đại và cực tiểu đồ thị cẩu hình 2D chữ thập đầu nhọn

Hiệu số Beff của cảm biến khi gắn thêm đầu nhọn là 0.1153 T đã tăng lên hơn so với cấu hình chữ T ở trên là 0.0115 T mà thể tích thì tương đương với cấu hình này.

Nhận thấy rằng cấu hình có đầu với diện tích lớn hơn sẽ thu nhận nhiều đường sức hơn, ta cải tiến hình dạng đầu cho thanh cảm biến.

Cấu hình chữ thập dạng tai

Tương tự tiến hành với cấu hình chữ thập để thể tích là nhỏ nhất. Hai thanh cách nhau Imm, hai đầu mỗi thanh cấu hình dạng tai để tăng cao diện tích tiếp xúc với không gian, quay trong từ trường ngoài quanh trục Oz. Chạy mô phỏng cấu hình xoay tròn với bước quay 15° trong mặt phẳng từ trường trái đất cỡ 32A/m, ta thu được hình ảnh hiển thị màu như sau:

Hình 3.18 Hiển thị màu mật độ từ thông của cẩu hình 2D chữ thập dạng tai

Đồ thị giá trị Beff phụ thuộc vào góc quay của cảm biến:

Hình 3.19 Đồ thị giá trị Begphụ thuộc vào góc quay cẩu hình 2D chữ thập dạng tai

Hình 3.20 Tọa độ cực đại và cực tiểu đồ thị cẩu hình 2D chữ thập dạng tai

Hiệu số Beff của cấu hình này rất cao đạt đến 0.5136 T, tín hiệu cao gấp 4,45 lần so với dạng đầu nhọn. Đây là cấu hình có tín hiệu cao nhất trong tất cả các cấu hình 2D đã mô phỏng ở trên, tuy vậy mặt hạn chế lớn nhất là về kích thước cảm biến này lớn hơn nhiều so với các cấu hình đã mô phỏng. Neu ứng dụng trong các thiết bị định vị không yêu cầu tính di động thì cấu hình này sẽ cho tín hiệu đầu ra lớn và chính xác nhất.

Một phần của tài liệu Mô phỏng tính toán và thiết kế tối ưu cảm biến đo từ trường trái đất 3d hoạt động dựa trên hiệu ứng từ điện phục vụ đo và vẽ bản đồ từ trường trái đất (KLTN k41) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w