+ Chọn aptomát 2AT: Chọn aptomat A2360 của hóng Omron chế tạo cú : Iđm=25A
Inm=120A
+ Chọn các Côngtactơ 1K, 2K :
Vì các Côngtactơ này không chỉ đóng cắt các tiếp điểm trên mạch điều khiển mà còn đóng cắt các tiếp điểm trên mạch lực cho nên phải chọn các Côngtactơ chịu được dòng lớn, nếu không các tiếp điểm trên mạch lực của các Côngtactơ có thể bị phá hỏng. Như vây các tiếp điểm của chúng phải chụi được dòng định mức của động cơ mà không bị phá hỏng hay bị phóng điện và còn phải chịu được dòng khi động cơ khởi động.
Để đảm bảo an toàn thì dòng thường được chọn theo dòng điện ngắn mạch : I nm = 980A
Cỏc thụng số kĩ thuật :
+ Điện áp đầu ra : 220/380V + Điện áp điều khiển : 220V AC. + Dũng điện định mức : 95A + Dũng điện cực đại : 1000 A. + Có 3 tiếp điểm chính thường mở + Có 2 tiếp điểm phụ 1 đóng 1 mở
+ Cụng suất 28.5 W
+ Tần số đóng cắt 300 lần/giờ
+ Chọn các Côngtactơ 1G, 2G : Vì các Côngtactơ này chỉ đóng cắt các tiếp điểm trên mạch phân áp nên không yêu cầu cao về mặt bảo vệ điện học.
Từ đó ta chọn côngtắctơ KTD12 do hóng Omron chế tạo :
Cỏc thụng số kĩ thuật :
+ Điện áp đầu ra : 220/380V + Điện áp điều khiển : 220V AC. + Dũng điện định mức : 10A
+ Dũng điện cực đại : 100 A. + Có 3 tiếp điểm chính thường mở + Có 2 tiếp điểm phụ 1 đóng 1 mở
+ Cụng suất 28.5W
+ Tần số đóng cắt 300 lần/giờ
+ Chọn rơle trung gian 1RT, 2RT, 3RT, 4RT, 5RT :
Do các rơle trung gian đều và các tiếp điểm của chúng đều được lắp ở mạch điều khiển, do đó ta có thể chọn các rơle trung gian có dòng không quá 10A và điện áp là 220 V một chiều. Để thuận tiện cho việc mua sắm và sửa chữa ta chọn các rơle trung gian đều giống nhau.
Chọn loại EOCR-SS1 90 của hãng Technique :
Cỏc thụng số kĩ thuật :
+ Điện áp Uđm = 220V + Dũng điện định mức : 10A + Dũng điện cực đại : 100 A. + Có 4 tiếp điểm thường mở + Cú 4 tiếp điểm thường đóng
+ Chọn các nút ấn M1 và M2 :
Dùng loại PX-21 do Omron chế tạo có I = 12A; U = 220V.
+ Chọn các công tắc hành trình 1H, 2H, 3H, 4H : Dùng loại GTP-07 do Omron chế tạo, có các thông số:
Iđm = 6A Inh =100A Uđm =220V
Chương 4 : Lắp ráp hệ thống
Thiết kế lắp ráp là công việc cuối cùng khi thiết kế hệ thống điều khiển tự động truyền động điện. Khi thiết kế lắp ráp cần phải đảm bảo nâng cao các yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng và phải chấp hành đầy đủ các tiêu chuẩn, các quy phạm kỹ thuật hiện hành của Nhà nước về lắp đặt thiết bị điện.
Trên cơ sơ lựa chọn các thiết bị, ta bố trí các thiết bị trên bảng điều khiển theo một số nguyên tắc sau:
+ Các thiết bị điều khiển gồm: Aptomat 2AT, các rơle trung gian : 1RT, 2RT, 3RT, 4RT, 5RT và các công tắc tơ 1K, 2K, 1G, 2G đều bố trí trên một bảng điều khiển.
+ Dùng các đầu nối trung gian để nối các điểm trong và ngoài bảng điện với nhau.
+ Bố trí các thiết bị có kích thước lớn và nặng ở phía dưới bảng điều khiển. Ví dụ như các côngtắctơ đóng cắt, các công tắc tơ gia tốc. Còn các thiết bị nhẹ bố trí ở phía trên để tăng cư- ờng độ vững chắc của bảng điện, giảm nhẹ các điều kiện để cố định chúng.
+ Các phần tử phát nhiệt (nếu có, như rơle nhiệt) thì phải để ở phía trên, các thiết bị có chịu ảnh hưởng lớn về nhiệt độ cần phải đặt xa các nguồn sinh nhiệt.
+Đường nối dây ngắn nhất và ít chồng chéo nhau.
Dựa vào các nguyên tắc trên, kết hợp với những yêu cầu đặc biệt trong từng trường hợp cụ thể, tiến hành bố trí thiết bị trên panel. Khi bố trí thiết bị cần bố trí thành từng nhóm riêng biệt để tiện việc kiểm tra, sửa chữa... Các phần tử
trong một nhóm phải bố trí gần nhau nhất sao cho dây nối giữa chúnglà ngắn nhất. Giữa các nhóm khác nhau phải bố trí sao cho thuận tiện cho việc tiến hành lắp đặt, sửa chữa, hiệu chỉnh. Các thiết bị dễ hỏng, các thiết bị cần điều chỉnh phải để nơi dễ dàng thay thế, điều chỉnh, sửa chữa.
Bảng vẽ bố trí phải vẽ theo một tỷ lệ xích tiêu chuẩn trong đó phải ghi rõ các kích thước hình chiếu của thiết bị, các kích thước lỗ định vị trên tấm lắp, các kích thước tương quan giữa chúng cũng như kích thước ngoài của tấm lắp.
Các phần tử tiếp điểm rơle, côngtắctơ... được vẽ trên sơ đồ lắp ráp thành những hình chữ nhật với tỷ lệ xích đã chọn trên đó thể hiện các cuộn dây, các tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ kèm theo số các cực nối của chúng trùng với số trên sơ đồ nguyên lý. Bảng Panel như sau :
KẾT LUẬN
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Hồng Quang và sự giúp đỡ của các bạn, em đã hoàn thành đồ án.
Trong bản đồ án này, em đã thực hiện được các nhiệm vụ sau: +) Tìm hiểu công nghệ và yêu cầu đối với thang máy.
+) Dùng phương pháp ma trận trạng thái để tổng hợp mạch điều khiển. +) Thiết kế sơ đồ nguyên lý mạch động lực và mạch điều khiển hệ thống.
+) Lựa chọn các thiết bị chấp hành, các thiết bị điều khiển xây dựng sơ đồ lắp ráp.
Tuy nhiên, do yếu tố chủ quan và khách quan, việc lập bảng đấu dây đã không được hoàn thành. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, chắc chắn đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2009
Sinh viên Đậu Kiều Đức Dũng
Tài liệu tham khảo
1. Điều khiển logic và ứng dụng
- Tác giả: PGS - TS Nguyễn Trọng Thuần
- Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 2000. 2. Điều khiển tự động truyền động điện
- Tác giả: Trịnh Đình Đề, Võ Trí An
- Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1986. 3. Cẩm nang Kỹ thuật điện Tự động hoá và Tin học Công nghiệp
- Người dịch: PGS - TS Lê Văn Doanh
- Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 1999.