II. Phân tích chiến lược S-T-P
5. Chương trình Marketing – Mix của OMO tại thị trường Việt Nam
5.2 Price: Định giá, Chiến lược giá, Phương thức thanh toán
Phương pháp định giá: OMO sử dụng 3 phương pháp định giá cơ bản mà marketing thường dùng bao gồm:
Định giá dựa vào chi phí:
Theo điều tra 80% người tiêu dùng Việt Nam sống ở vùng nông thôn có thu nhập thấp (mà theo Tổng cục Thống kê VN, dân số nông thôn chiếm khoảng 70% cả nước), OMO đã đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất nhằm đem lại mức giá cả hợp lý cho người tiêu dùng.
Công ty đã dựa vào các doanh nghiệp nhỏ địa phương để tìm các nguyên liệu tại chỗ thay thế một số loại phải nhập khẩu; điều này vừa giảm được chi phí mua hàng vừa đóng thuế nhập khẩu ít hơn.
Ngoài ra công ty cũng phân bổ việc sản xuất, đóng gói cho các vệ tinh tại các khu vực Bắc, Trung, Nam để giảm chi phí vận chuyển và kho bãi.
Định giá theo giá trị cảm nhận:
OMO đã nghiên cứu kỹ thị trường mục tiêu để đo lường nhận thức của thị trường về giá trị sản phẩm. Theo đó, xu hướng của người tiêu dùng Việt Nam là luôn gắn giá với chất lượng sản phẩm. Giá cao đồng nghĩa với chất lượng cao. Theo một số nghiên cứu khác thì người tiêu dùng Việt Nam thường thích những loại giá lẻ. Ví dụ: khi mua 1 gói bột giặt OMO hương ngàn hoa 800g, người tiêu dùng thích mức giá 29.500đ hơn là 30.000đ mặc dù giữa chúng có khoảng cách không lớn.OMO đã dựa vào xu hướng đó của người tiêu dùng để định giá cho những sản phẩm của mình.
Định giá cạnh tranh:
OMO đã sử dụng chiến lược thâm nhập thị trường, trong khoảng 5 năm đầu công ty vẫn giữ giá bán và chất lượng không thay đổi dù giá cả các sản phẩm cùng loại khác tăng do ảnh hưởng của giá nguyên liệu giá xăng dầu tăng, các biện pháp này giúp Omo giành lấy được thị phần cao. Bột giăt OMO và Tide chiếm lĩnh thị trường và cạnh
tranh gay gắt, năm 2002 thị trường chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệc về giá giữa OMO và Tide. Nhằm mục đích nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường chiến lược hạ giá được khởi xướng hồi đầu thang 8/2002 giữa P&G và Unilever chiến lược này được mở đầu khi P&G giảm giá bột giặt Tide từ 8000đ xuống 6000đ/gói 400g. Unilever phản công tức thì bằng cách giảm giá OMO từ 7500đ xuống chỉ còn 5500đ/gói 500g. P&G tiếp tục khiêu chiến với giá từ 6000đ xuống 4500đ/giá sản phẩm Tide loại 400g. Unilever đưa ra chiêu mới với việc thu hút các đại lý bán 1 gói OMO sẽ nhận được 1000đ đồng thời tăng giá bằng cách giảm trọng lượng gói OMO 500g giá 5500đ chỉ còn 400g tại các cửa hàng tạp hóa các siêu thị sản phẩm omo tràn ngập thị trường.giá bột giăt Tide của P&G giảm giá 30% so với trước đây còn giá OMO cũng giảm khoãng 30% và người hưởng lợi đầu tiên là người tiêu dùng. Khi giá giảm đến mức sàn không gánh nỗi họ kéo nhau tăng giá cuộc chiến giá cả phải ngã ngũ giá trở về như cũ, lúc này người tiêu dùng đã quen với thương hiệu OMO nên dù có tăng giá đôi chút họ vẫn móc hầu bao ra trả, OMO bảo vệ được thị phần. Sau 6 tháng so kè hai loại bột giặt này đã tăng giá.