b) Dự án “Hệ Thống Nông Lâm Kết Hợp (Agroforestry Syste m AFS)” do người dân ở Kỳ Sơn – Hà Tĩnh thiết kế so với thực thực hành hiện tạ
3.2. Giải pháp khắc phục rào cản, thúc đẩy mở rộng và phát triển ứng dụng CSA ở Việt Nam
dụng CSA ở Việt Nam
Như vậy, để mở rộng ứng dụng kỹ thuật CSA cần có những điều kiện sau đây:
Nông dân hiểu rõ về kỹ thuật
Kỹ thuật đủ dễ với trình độ của nông dân để họ có thể hiểu và ứng dụng
Nông dân có đủ tiền để mua đủ vật tư, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu cần thiết
Nông dân biết nơi bán và có thể tiếp cận thị trường để mua các vật tư, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu cần thiết
Nông dân bán được sản phẩm, có thu nhập và lợi nhuận tăng.
Các giải pháp giúp đạt được các điều kiện này, cũng chính là vượt qua được các rào cản đã nói ở trên. Các giải pháp này bao gồm:
(1) Lựa chọn, hoàn thiện và chuyển giao các gói kỹ thuật phù hợp cho nông dân, bao gồm:
- Nghiên cứu xác định các nguy cơ bị tác động của BĐKH đối với các hệ thống nông nghiệp và lương thực tại địa phương;
- Nghiên cứu (với sự tham gia của nông dân địa phương) xác định các kỹ thuật CSA phù hợp với điều kiện và nhu cầu cụ thể của nông dân;
- Cải tiến các kỹ thuật này cho phù hợp và dễ áp dụng nhất đối với các nông hộ trong điều kiện cụ thể tại địa phương;
- Trình diễn, tập huấn và tăng cường năng lực để nông dân hiểu và có thể ứng dụng kỹ thuật.
(2) Hỗ trợ nông dân tiếp cận nguồn tài chính, tiếp cận thông tin và tiếp cận thị trường
- Phát triển tín dụng qui mô nhỏ hỗ trợ các nông hộ có nguồn tài chính để đầu tư ban đầu cho việc ứng dụng kỹ thuật;
- Cung cấp tín dụng, trợ cấp hoặc chi trả cho các dịch vụ môi trường;
- Phát triển liên kết với thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, đồng thời cải thiện kỹ năng về tiếp cận thị trường cho các nông hộ;
- Tạo điều kiện để nông dân có thể tiếp cận các nguồn vật tư chất lượng cần thiết cho sản xuất.
- Vận dụng đưa các quy tắc, chuẩn mực văn hóa của cộng đồng vào việc khuyến khích ứng dụng kỹ thuật;
- Xây dựng các cơ chế phù hợp với điều kiện địa phương để chia sẻ lợi ích và thúc đẩy ứng dụng CSA, giảm các mâu thuẫn liên quan, đặc biệt là mâu thuẫn trongviệc sử dụng tài sản chung của cộng đồng như nguồn nước tưới, tài nguyên rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, các hệ thống thủy lợi và các công trình công cộng khác. Trong đó, cần quan tâm đặc biệt tới các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người già, người nhập cư, những hộ nghèo...;
Xây dựng các quy ước cộng đồng để quản lý tài sản chung của cộng đồng (rừng đầu nguồn, nguồn nước, môi trường, tài nguyên đất)
Phát triển các nhóm sở thích, tổ hợp tác
Phát triển hợp tác xã kiểu mới
Lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cộng đồng
Phát triển quỹ cộng đồng để chi trả các dịch vụ cần thiết (ví dụ để tiếp cận thông tin về khí tượng, tư vấn lập kế hoạch, tư vấn về kỹ thuật, thị
trường, ...)
- Phát triển các dịch vụ hỗ trợ nông dân ứng dụng CSA (ví dụ các dịch vụ khuyến nông, y tế và vệ sinh, giáo dục, và tiếp cận thông tin....).
- Phát triển liên kết giữa các đơn vị có liên quan ở các cấp: Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hoặc cùng tham gia lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sátvà đánh giá các hoạt động liên quan;
- Áp dụng phương pháp tiếp cận có sự tham gia của nông dân: các đơn vị nghiên cứu, khuyến nông, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể địa phương cùng nông dân thực hiện các thử nghiệm, đánh giá, lựa chọn, và hoàn thiện các kỹ thuật CSA, và tìm giải pháp cho các khó khăn cản trở nông dân ứng dụng các kỹ thuật;
Ở mỗi địa phương và cả ở cấp trung ương có nhiều tổ chức cùng tham gia hoạt động trong các lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp và ANLT. Chẳng hạn, ở một xã miền núi phía Bắc, có nhiều bên liên quan và có khả năng đóng góp cho việc phát triển nông nghiệp.
Tuy vậy, hiện nay, việc kết hợp giữa các bên còn ít và chưa hiệu quả, đôi khi còn trùng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau. Như vậy, để tháo gỡ các rào cản, thúc đẩy mở rộng ứng dụng kỹ thuật CSA cần có sự tham gia đầu tư và hợp tác của tất cả các bên liên quan, cần có sự phối hợp hoạt động để đầu tư từ các nguồn khác nhau được sử dụng hiệu quả, không lãng phí.
(4) Cải thiện việc tiếp cận thông tin và liên kết thị trường
Việc này có thể được thực hiện thông qua:
- Tập huấn cho nông dân về tìm kiếm, phân tích và xử lý thông tin
- Hỗ trợ nông dân kỹ năng thương thuyết với các nhà cung cấp dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm và cung cấp vật tư đầu vào.
- Hỗ trợ cán bộ khuyến nông thôn, xã và cán bộ thôn, xã trong việc tìm kiếm và truyền tải thông tin tới nông dân
- Cải thiện chất lượng thông tin về giống, kỹ thuật, giá cả thị trường, các loại vật tư, và thông tin về thời tiết
Thông thường, có nhiều kênh truyển tải thông tin tới nông hộ; Đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khuyến nông xã, thôn là những người trực tiếp làm việc cùng nông dân, có vai trò lớn trong tư vấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Như vậy, cần tăng cường năng lực và tạo điều kiện cho những người này tiếp nhận và sử dụng, truyền tải thông tin tới nông dân.
(5) Tạo môi trường chính sách và huy động vốn hỗ trợ nông dân ưng dụng thực hành CSA
Để liên kết được các bên, vượt qua được các rào cản, đặc biệt là những khó khăn về tăng chi phí đầu tư và kết nối với thị trường tiêu thụ sản phẩm, cần có những cơ chế hỗ trợ và thúc đẩy phù hợp đối với từng đối tượng.
Đối với nông dân:
- Tạo điều kiện cho nông dân được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi - Hỗ trợ tài chính cho nông dân đầu tư ban đầu ứng dụng kỹ thuật
- Phát triển và tạo điều kiện để nông dân tiếp cận các quỹ bảo hiểm nông nghiệp để họ được bồi thường thiệt hại rủi ro
- Ưu đãi, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa từ các hệ thống sản xuất CSA - Chi trả dịch vụ môi trường, hỗ trợ bán tín chỉ các bon
Đối với các nhà khoa học
- Tạo điều kiện để họ được tăng cường năng lực về BĐKH và CSA
- Tạo điều kiện lồng ghép BĐKH vào các đề tài, dự án nghiên cứu, phát triển nông nghiệp, nông thôn
Đối với khối tư nhân
- Tạo điều kiện để họ được tăng cường năng lực về BĐKH và CSA
- Ưu đãi vay vốn, thuê đất... để đầu tư cho CSA và thương mại sản phẩm
Đối với chính quyền và các cơ quan đoàn thể tại địa phương
- Tạo điều kiện để họ được tăng cường năng lực về BĐKH và CSA
- Tạo điều kiện và khuyến khích lồng ghép BĐKH và CSA vào các hoạt động liên quan đầu tư, hoạt động tuyên truyền phát triển nông nghiệp, nông thôn
Đối với đầu tư tài chính cho CSA
- Khuyến khích tạo dựng và phát triển quỹ cộng đồng để chi cho một số dịch vụ cần thiết chung cho cả cộng đồng (thông tin thời tiết, tìm kiếm thị trường, tư vấn lập kế hoạch vv)
- Khuyến khích tạo dựng và phát triển quỹ hỗ trợ rủi ro, bảo hiểm nông nghiệp để chi trả, hỗ trợ các trường hợp rủi ro
- Khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư hỗ trợ nông dân ứng dụng kỹ thuật
- Khuyến khích lồng ghép BĐKH và CSA vào các chương trình, đề tài, dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn (Phạm Thị Sến, 2016)
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thế giới đang phải đối mặt với ba thách thức lớn là an ninh lương thực, tài nguyên nước và an ninh năng lượng; trong đó an ninh lương thực là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo ổn định xã hội và tăng trưởng của một quốc gia. Để tăng năng suất nông nghiệp, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, nông nghiệp Việt Nam cần được phát triển theo hướng thông minh với khí hậu. Tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên là cần thiết để tăng năng suất, đảm bảo an ninh lương thực và góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu đóng vai trò quan trọng để sẵn sàng ứng phó với những rủi ro và không chắc chắn của các tác động của biến đổi khí hậu. Hiệu quả và khả năng thích ứng phải được kết hợp với nhau để đạt được sự phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, từ đó tạo động lực cho phát triển nền kinh tế xanh và phát triển bền vững. Giải quyết an ninh lương thực và biến đổi khí hậu ở Việt Nam đòi hỏi sự tham gia và hành động của tất cả các bên liên quan và ở mọi quy mô với tầm nhìn dài hạn. Giải quyết những thách thức này đòi hỏi phải thực hiện những thay đổi mang tính cách mạng trong cộng đồng nông nghiệp và do đó, sự hỗ trợ về chính sách và thể chế trong phát triển nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững, nhà nước và các cơ quan ban ngành cần có những biện pháp kịp thời và nhanh chóng để thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng trầm trọng hiện nay.