Cơ hội, thách thức

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế khu vực tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ của việt nam giai đoạn 2008 2018 (Trang 27 - 28)

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa với FDI (%)

4.5 Cơ hội, thách thức

4.5.1 Cơ hội

Là một trong những thị trường bán lẻ có tốc độ phát triển nhanh nhất trong khu vực, từ rất sớm Việt Nam đã thu hút khá nhiều thương hiệu bán lẻ lớn trên thế giới. Chẳng hạn như Big C với hệ thống 35 siêu thị ở nhiều tỉnh - thành. MM Mega Market có chuỗi 19 trung tâm bán lẻ, Lotte Mart có 13 siêu thị và đại siêu thị. Thương hiệu Aeon của Nhật Bản đến sau cũng đã có 4 siêu thị và đang tiếp tục mở rộng.

Không chỉ phủ rộng ở phân khúc siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, các "đại gia" bán lẻ nước ngoài còn phát triển mạnh mô hình cửa hàng tiện lợi. Chỉ riêng ở khu vực TP.HCM, thống kê của cơ quan quản lý cho thấy, có đến 1.000 cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini của các thương hiệu Family Mart, Bs mart, Circle K, Ministop, Shop&Go đang dần thay thế loại hình tiệm tạp hóa truyền thống.

Kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam của những thương hiệu này, như Family Mart sẽ mở 1.000 cửa hàng đến năm 2020, 7-Eleven sẽ mở 1.000 cửa hàng sau 10 năm (đến năm 2027) khiến doanh nghiệp trong nước lo lắng. Theo khảo sát người tiêu dùng của Savills TP.HCM, năm 2017 tỷ lệ người tiêu dùng thích đến các cửa hàng tiện lợi là 17%, cao hơn nhiều so với mức 4% vào năm 2015.

So với các nước trong khu vực, mật độ bán lẻ ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp và là cơ hội cho các nhà bán lẻ nắm bắt hành vi người tiêu dùng cũng như xác định thị trường mục tiêu. Ngành bán lẻ Việt Nam còn được đánh giá là khá tiềm năng để các nhà bán lẻ tăng tốc đầu tư và kinh doanh. Thị trường Việt Nam đang có nhiều thuận lợi như kinh tế tăng trưởng ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng, mức sống được cải thiện, dân số tăng đều, trong đó dân số trẻ cao.

Ngành bán lẻ hiện đại đang tăng dần sức ảnh hưởng và thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển. Thời gian qua có nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam bằng nhiều mô hình và đang nỗ lực phát triển chuỗi.

Một phần của tài liệu tiểu luận kinh tế khu vực tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực dịch vụ bán lẻ của việt nam giai đoạn 2008 2018 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w