Trước những bất cập đó, nguy cơ đối mặt với khó khăn thách thức ngành mía đường dần hiện hữu, nhất là đến năm 2018, thị trường đường khu vực sẽ mở cửa hoàn toàn theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng, bên cạnh việc tháo gỡ những yếu kém tồn tại, để tận dụng cơ hội hội nhập mở cửa từ việc ký kết các Hiệp định thương mại đã và sắp ký, ngành mía đường cần chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường XK nhằm bảo đảm phát triển một cách ổn định, bền vững. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng nhấn mạnh, tới đây muốn phát triển bền vững ngành mía đường thì phải gấp rút nâng cao khả năng cạnh tranh. Có thể co sản xuất lại, hoặc mở rộng sản xuất nhưng với giá thành phải cạnh tranh với đường Thái Lan. Nên lấy Thái Lan làm định hướng so sánh, muốn vậy chất lượng và giá cả phải bằng hoặc tốt hơn.
“Chắc chắn nâng cao khả năng cạnh tranh phải cả ở khâu chế biến, thương mại, tổ chức sản xuất, cơ chế chính sách… Điều quan trọng phải tìm ra điểm mấu chốt để tạo sự chuyển biến trong vòng 3 năm tới”.
Đồng thời muốn nâng cao sức cạnh tranh hơn nữa cần tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà máy đường với người nông dân, hệ thống phân phối trung gian; giữa nhà máy đường và các nhà máy tiêu thụ đường phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm. Ngoài ra, để tận dụng cơ hội mở cửa thị trường từ việc ký kết các Hiệp định thương mại đã ký và sắp ký, ngành mía đường cần chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm đảm bảo phát triển một cách ổn định, bền vững.
IV. KẾT LUẬN
Có thể thấy, ngành mía đường đang đối mặt với những thách thức lớn (với cả doanh nghiệp và nông dân) khi giá đường trên thị trường không được như kỳ vọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất, tác động tới chính sách thu mua nguyên liệu cho người trồng mía... Theo nhận định của các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay của ngành mía đường, việc tái cấu trúc ngành, doanh nghiệp hợp tác với nhau chính là xu hướng. Trong đó, giải pháp mua bán, sáp nhập là con đường tất yếu nhằm tạo sự cộng hưởng để cùng phát triển. Cách làm này không chỉ tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích lớn cho ngành đường Việt Nam.
Trở lại với thực tế của Việt Nam, đại diện VSSA cho rằng ngành mía đường cần tái cơ cấu toàn diện để có thể “chạy đường dài”. Việc tái cơ cấu này chính là để ngành mía đường có thể hội nhập được với nền kinh tế thế giới. Nó giúp thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp ở Việt Nam đồng thời đẩy mạnh xu hướng toàn cầu hóa trên nền kinh tế Việt Nam.