Phân tích những thay đổi về vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế theo

Một phần của tài liệu Đề tài Kinh tế phát triển: Phân tích quá trình thay đổi trong quan niệm về vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế (theo các mô hình tăng trưởng) (Trang 25 - 32)

các mô hình tăng trưởng kinh tế

2.2.1. Những thay đổi về nội dung

Adam Smith là người đầu tiên cho rằng cơ chế tiết kiệm và đầu tư – thông qua giảm tiêu dùng hoang phí và gia tăng đầu tư vào những hoạt động “hữu ích và hiệu quả” - là cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, phải đến những phát triển sau này của trường phái Cổ điển Anh thì cơ chế đó mới được sử dụng như là cột trụ trung tâm của lý thuyết tăng trưởng kinh tế.

Với D.Ricardo, lý thuyết tăng trưởng nhấn mạnh đến 3 nhân tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế là vốn, lao động và ruộng đất:

Y = F(K, L, R)

Trong đó, K là được xác định bằng tổng tiền lương phải trả cho người lao động và phần tiền bỏ ra để mua máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. R là số lượng ruộng đất trong nông nghiệp. Còn L được xác định bằng số lượng lao động sẵn sàng làm việc đủ thời gian, với bất cứ mức lương nào.

D.Ricardo cho rằng nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, do đó ruộng đất chính là yếu tố quyết định đến tăng trưởng, nhưng ông lại không tính đến vai trò của yếu tố công nghệ, kỹ thuật. Ông đã không đánh giá đúng vai trò của yếu tố này nên đã dẫn đến một loạt các kết luận sai như đã trình bầy ở phần trên. D.Ricardo còn đưa ra ý tưởng về “duy trì khả năng tăng trưởng kinh tế - một mô hình hai khu vực kinh tế” chứ không nghĩ rằng việc phát triển các khu công nghiệp với số lượng công nhân ở đó là tất yếu của quy luật cung cầu (không phải để nhằm mục đích thu hút lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp).

Thặng dư từ sản xuất công nghiệp thu được đều đổ dồn về cho nhà tư bản - những người có khuynh hướng tiết kiệm và đầu tư cao. Cơ chế này đảm bảo duy trì tỷ lệ tích luỹ tư bản cao và tăng trưởng bền vững. Mặc dù vậy, Ricardo đã xác định một lực lượng cản trở quá trình tăng trưởng này, đó là quy luật lợi tức giảm dần của đất đai, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận giảm dần, nhà tư bản không còn động cơ đầu tư và tăng trưởng kinh tế dừng lại ở đó.

Có thể nói, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế truyền thống đã đề cao vai trò của vốn, coi đó là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng, trong đó tốc độ tích luỹ vốn lại phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế. Tuy nhiên, phải đến mô hình Harrod - Domar của trường phái Keynes thì mối quan hệ tiết kiệm, tích lũy và tăng trưởng kinh tế mới được lượng hoá.

Với Harrod-Domar cũng là hàm sản xuất Y = F(K, L, R) nhưng R là tài nguyên chứ không chỉ đơn thuần là ruộng đất như D.Ricardo nhận định. Khác với D.Ricardo, Harod-Domar đã cố định yếu tố công nghệ kỹ thuật, tức là đã có sự quan tâm tới yếu tố này nhưng chỉ cho rằng nó tăng với một tốc độ cố định, Harod-Domar coi trọng yếu tố vốn trong mô hình bằng việc phân tích hệ số ICOR, hệ số ICOR nói lên vốn được tạo nên bằng đầu tư là yếu tố cơ bản tạo nên mức tăng trưởng, hệ số này cũng phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất, năng lực của vốn đầu tư. Hay nói cách khác, Harod-Domar coi sự tăng trưởng là do kết quả tương tác giữa tiết kiệm với đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản cho sự

phát triển kinh tế. Cũng với việc phân tích hệ số ICOR, Harod-Domar đã đưa ra 3 khái niệm về tốc độ tăng trưởng và thời kỳ vàng của nền kinh tế, và gọi đó là điều kiện để tăng trưởng kinh tế ổn định.

Thất bại của chiến lược tăng trưởng nhờ huy động tiết kiệm trong nước cao độ theo mệnh lệnh của chính phủ đã phủ một bóng mây nghi ngờ lên quan điểm truyền thống cho rằng tích luỹ vốn là chìa khoá của tăng trưởng kinh tế và rằng tỷ lệ tiết kiệm thấp chính là giới hạn chủ yếu của tăng trưởng đối với các nước đang phát triển. Đến đây, lý thuyết tăng trưởng đã phát triển lên một bước mới, với việc phân tách tăng trưởng về mặt sản lượng thành: tăng trưởng thông qua tăng các đầu vào (lao động, vốn) và tăng trưởng thông qua tăng năng suất (chẳng hạn công nghệ mới). Trong dài hạn, một nền kinh tế cần tiến bộ công nghệ để có thể nâng cao mức sống người dân, bởi nền kinh tế đó không thể mãi tăng đầu vào lao động, đồng thời cũng gặp phải lợi tức cận biên giảm dần nếu tiếp tục tăng thêm vốn vào quá trình sản xuất.

Mô hình tăng trưởng Solow, được coi là mô hình chuẩn đầu tiên, hội tụ được khá nhiều các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế dài hạn. Solow thừa nhận một số quan điểm của Harod-Domar và lấy đó là xuất phát điểm của mình, ông đồng nhất với Harod-Domar 2 điểm: (i) Vốn sản xuất gia tăng được hình thành từ tiết kiệm và đầu tư là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế; (ii) quy luật lợi tức biên giảm dần theo qui mô vẫn tiếp tục chi phối hoạt động đầu tư mở rộng quy mô tài sản hữu hình. Nhưng điểm khác biệt của Solow với Harod-Domar chính là: khi quy mô tài sản hữu hình (vốn sản xuất) lớn đến một mức độ nào đó, thì đầu tư sẽ không dẫn đến gia tăng mức sản lượng của nền kinh tế, tức là Solow đã lo ngại về khả năng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn của nền kinh tế nếu chỉ dựa vào yếu tố đầu tư, ông quan tâm nhiều đến yếu tố kỹ thuật công nghệ trong mô hình. Hàm sản xuất của Solow là Y (t) = F (K, EL). Như đã trình bầy rất rõ ràng ở phần trên, Solow đã phân tích mô hình của mình với sự tác động của các yếu tố một cách hết sức chi tiết: khi phân tích sự tác động của yếu tố vốn, ông đã chỉ rõ mối quan hệ giữa đầu tư, khấu hao và trạng thái ổn định; sự tác động của yếu tố lao động có liên quan đến sự tác động của sự gia tăng dân số và đặc biệt là sự tác động của tiến bộ công nghệ tới tăng trưởng kinh tế mà ở hai mô hình trên chưa đề cập đến hoặc có nhưng cho rằng là yếu tố này tăng cố định.

Hàm sản xuất của mô hình tăng trưởng nội sinh lại được viết như sau: Y = F(K, L, E)

Trong đó, vốn đã được chia làm 2 loại là vốn hữu hình (vốn vật chất) bao gồm cả K và L và vốn nhân lực (vốn con người) chính là khả năng, kỹ năng, kiến thức, sự khéo léo, linh hoạt có được của mỗi người và sử dụng trong hoạt động kinh tế. Mô hình này cũng đã khảng định vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng dài hạn (khác với Solow)

2.2.2. Nguyên nhân thay đổi

Có thể giải thích những thay đổi trên là do hai nguyên nhân chính như sau:

 Sự thay đổi về điều kiện lịch sử dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức tạo ra sự thay đổi trong quan niệm về vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế

 Sự cạn kiệt, khan hiếm của một số yếu tố nguồn lực như nguồn tài nguyên thiên nhiên buộc con người phải nghiên cứu, tìm tòi tạo ra các yếu tố nguồn lực mới để thay thế vì thế dẫn đến sự thay đổi trong quan niệm về vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế: nền kinh tế không thể tăng trưởng bền vững dựa trên những nguồn lực khan hiếm, sẵn có đó mà dựa trên việc ứng dụng hiệu quả những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới.

D.Ricardo là một nhà kinh tế học cổ điển mà xét về mặt lịch sử thì kinh tế học cổ điển được hình thành trên nền một xã hội bị chi phối chủ yếu bởi kinh tế nông nghiệp, ruộng đất ngày càng hạn chế với quy mô dân số gia tăng, sự tác động của công nghệ và kỹ thuật thì yếu ớt và không liên tục. Những phát kiến do tiến bộ khoa học kỹ thuật tuy đã có như động cơ hơi nước, máy xe nhiều sợi một lúc, guồng nước, máy tỉa hạt bong …nhưng cái thì chưa phục vụ nhiều cho sản xuất, cái thì chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Chính vì lẽ đó mô hình tăng trưởng của D.Ricardo là mô hình quan tâm nhiều đến ruộng đất trong phát triển nông nghiệp.

Còn với Harod-Domar, mô hình tăng trưởng này được hình thành vào những năm 30, 40 là thời điểm vừa mới trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, đã có tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhưng những tiến bộ đó đã làm cho hàng hoá đổ xuống biển (khủng hoảng thừa) do đó tiến bộ khoa học kỹ thuật phải là tăng với mức cố định và vốn được cho là có quan hệ chặt chẽ với sản lượng.

Solow đã tiếp nhận mô hình Harod-Domar khi mà khoa học kỹ thuật đã thực sự tác động trực tiếp làm tăng sản lượng của nền kinh tế và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã chứng minh được năng lực sản xuất của mình dựa trên trình độ quản lý cũng như máy móc công nghệ cao. Ông đã tiếp nhận có chọn lọc những tư tưởng của Harod-Domar và quan tâm nhiều tới sự gia tăng dân số khi mà vấn đề gia tăng dân số trở thành mối lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới (thu nhập bình quân của mỗi người dường như sẽ giảm khi dân số tăng nhanh) từ đó thấy được hiệu quả của lao động.

Những năm gần đây sự tiến bộ của khoa học công nghệ cho chúng ta thấy không chỉ những ngành sản xuất vật chất mới đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế. Ngành công nghệ phần mềm đã mang lại thu nhập cho nhiều quốc gia còn hơn một số ngành công nghiệp. Vai trò của một số quốc gia lớn trên thế giới ngày càng trở nên quan trọng hơn không có lý do gì khác là do họ có một chính phủ “mạnh”… Các mô hình hình tăng trưởng nội sinh đã giúp chúng ta giải thích một cách đúng đắn nhất vấn đề đó, nhưng như đã nói, mô hình nay vẫn còn có những hạn chế nhất định.

Như vậy có thể nói rằng sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm cho nhận thức của những nhà kinh tế được sâu hơn và đi đến những nhận định đúng đắn phù hợp hơn với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.

PHẦN 3

VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY

Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), GDP chỉ đạt mức tăng trưởng bình quân 4,4%/năm, thì trong 5 năm tiếp theo (1991 - 1995), tăng trưởng GDP bình quân là 8,2%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 5,5% - 6,5%, và thuộc vào loại cao trong số các nước đang phát triển. Trong giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP bình quân của Việt Nam là 6,9%, tuy có thấp hơn nửa đầu thập niên 90 thế kỷ XX do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, nhưng vẫn vào loại cao trong khu vực. Năm 2001, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 6,9%, năm 2002: 7%, năm 2003: 7,3%, năm 2004: 7,7%, năm 2005: 7,5%, năm 2006: 8,2% và năm 2007: 8,5%. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng rất cao. Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng đang được cải thiện. Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá trong nước và quốc tế, mặc dù Việt Nam đạt được những kết quả tăng trưởng cao, nhưng đó là những kết quả tăng trưởng theo chiều rộng chứ chưa có sức bật tăng trưởng theo chiều sâu. Việt Nam vẫn đang ở trong ranh giới của những nước kém phát triển theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc.

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu nghiêng về chiều rộng hơn là chiều sâu, nghĩa là tỷ trọng tác động của 2 nhân tố vốn và lao động gấp nhiều lần tác động của khoa học - công nghệ tới tăng trưởng. Ngay cả khi phát triển theo chiều rộng, yếu tố chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng GDP lại là vốn, mà Việt Nam bị thiếu vốn, đang phải đi vay rất nhiều (vừa vay, vừa hoàn trả vốn, với số lãi mà ngân sách phải trả hằng năm chiếm gần 15% tổng chi ngân sách). Trong khi đó, việc sử dụng vốn đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế thấp thể hiện rõ qua sự tăng nhanh của hệ số ICOR (đo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư). Trong cấu trúc tăng trưởng của kinh tế nước ta hiện nay, vốn chiếm đến 57,5%, lao động chiếm 20% và các yếu tố khác chiếm 22,5%. Đó chính là biểu hiện của sự phát triển theo chiều rộng, dựa vào vốn. Do vậy nên hệ số ICOR của Việt Nam tăng rất nhanh: từ 2,7 lên 4,7 (từ 1991-2000) và thời kỳ 2001-2005 là 5,0. Trong đó, kinh tế nhà nước là 6,0. Hoặc các năm 2006-2007, đầu tư chiếm 41% GDP thì hệ số ICOR là 4,9.

Dù thừa nhận nếu so với thời kỳ trước, mô hình tăng trưởng của Việt Nam có tiến bộ rõ rệt nhưng so với các mô hình thành công trên thế giới thì bộc lộ sự tụt hậu về chất lượng và sớm rơi vào tình trạng đuối sức, hụt hơi trong phát triển, dẫn đến khả năng đề kháng với những biến động kinh tế toàn cầu có thể bị tác động sâu và rộng hơn các quốc gia phát triển khác.

Lao động là yếu tố dồi dào nhất của Việt Nam, hiện lại đang có xu hướng dư thừa bởi số người đến độ tuổi bổ sung vào đội quân lao động hằng năm vẫn khá lớn (hơn 1 triệu người). Tuy nhiên, yếu tố này đã không được sử dụng hiệu quả để tạo ra tăng trưởng GDP lớn hơn. Nguồn nhân lực của nước ta đã không được sử dụng hết, thậm chí lãng phí. Cụ thể là:

+ Tỷ lệ thất nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao.

+ Tỷ lệ lao động được đào tạo (tốt nghiệp đại học, cao đẳng và dạy nghề) không có việc làm hoặc việc làm không đúng chuyên môn còn rất lớn, gây lãng phí rất nhiều về chi phí đào tạo của gia đình và xã hội, dẫn đến cơ cấu lao động mất cân đối, thừa thầy thiếu thợ. Nhiều lao động trẻ được đào tạo, có trình độ kỹ thuật, có sức khỏe vẫn bị thất nghiệp. Ngoài ra, chương trình đào tạo chưa đáp ứng

được yêu cầu của thị trường lao động. Học sinh học lý thuyết nhiều, nhưng khả năng vận dụng thực tiễn rất yếu. Học sinh chuyên các ngành khoa học cơ bản không được khuyến khích nên thiếu hụt nghiêm trọng. Như vậy, nguồn lực năng động nhất, cũng là lợi thế phát triển quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của Việt Nam đang bị lãng phí rất lớn, khó phục vụ hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế. Vì thế, năng suất lao động của Việt Nam hiện rất thấp so với các nước trong khu vực. Hiện nay, chất lượng giáo dục và đào tạo ở Việt Nam còn khá nhiều yếu kém bất cập: cơ cấu chưa hợp lý, còn sự chênh lệch khá lớn về điều kiện học tập, cơ sở trường lớp giữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi. Phát triển giáo dục phổ thông chưa cân đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đào tạo nghề còn rất yếu cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu ngành nghề không hợp lý, thiếu lao động trình độ cao. Công tác quản lý giáo dục, đào tạo chậm đổi mới, còn nhiều bất cập. Chủ trương xã hội hoá giáo dục thực hiện chậm, thiếu đồng bộ.

Về công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Kinh nghiệm cho thấy việc tìm ra và ứng dụng nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ là chìa khóa để tăng trưởng “đuổi kịp”. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu Đề tài Kinh tế phát triển: Phân tích quá trình thay đổi trong quan niệm về vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế (theo các mô hình tăng trưởng) (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)